Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Vốn FDI có thể đạt 118 tỉ đô la trong thập kỷ tới

12:00 | 17/03/2017

Samsung trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất VN. Ảnh TL.

Trong báo cáo "Kinh tế Việt Nam 2016, tái cơ cấu mô hình trăng trưởng" do Ban Kinh tế Trung ương, phối hợp với Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy ban Kinh tế Quốc hội công bố sáng nay 16-3 tại Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Thường Lạng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận xét như trên và khẳng định, số vốn FDI đăng ký ở Việt Nam sẽ đạt con số khoảng 335 tỉ đô la Mỹ trong giai đoạn trên. Ông dự báo, trong năm 2017 Việt Nam sẽ thu hút khoảng hơn 13 tỉ đô-la Mỹ.

Ông cho rằng, để tạo động lực thu hút mạnh FDI, Việt Nam cần nhanh chóng phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt hiệp định thương mại thế hệ mới đã ký kết như EVFT kể cả TPP. Cùng với đó, cần chủ động và tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do mới như RCEP để tạo sức thu hút lớn hơn với FDI thực hiện.

Tuy nhiên, ông khuyến nghị, cơ quan quản lý có thể từ chối, không chấp thuận mở rộng, thậm chí rút giấy phép các dự án đầu tư gây tác động xấu đến môi trường, công nghệ lạc hậu hoặc các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư. Các quy định về lựa chọn, sàng lọc FDI của cả nước và cơ chế.

Trong khi đó, giáo sư Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận xét đóng góp của khu vực FDI đã chiếm hơn 18% sản lượng, hơn 23% tổng vốn đầu tư xã hội, và khoảng 70% giá trị sản xuất công nghiệp, khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Năm 2016 khu vực này tạo được thặng dư thương mại 23,7 tỉ đô la Mỹ, cao hơn so với 17,1 tỉ đô la Mỹ năm 2015, trong khi khu vực trong nước nhập siêu 21,1 tỉ đô la Mỹ năm 2016, cao hơn so với 20,3 tỉ đô la Mỹ năm 2015.

Ông Đạt nhận xét, sau nhiều năm tham gia vào nền kinh tế, các doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu tập trung vào ngành khai thác tài nguyên, gia công tận dụng lao động giá rẻ, tạo giá trị gia tăng thấp cho nền kinh tế, chưa có những đóng góp tích cực cho cải thiện tiến bộ khoa học công nghệ.

Sự kết nối giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn lỏng lẻo. Các doanh nghiệp FDI có công nghệ cao thì ít tạo được hiệu ứng lan tỏa về công nghệ đối với các doanh nghiệp trong nước do khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cũng như sự thiếu vắng lực lượng lao động trình độ cao làm giảm khả năng hấp thụ những tiến bộ công nghệ.

Một vấn đề nữa, theo ông Đạt, là các doanh nghiệp FDI là một trong những tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường. Một bộ phận nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng những quy định về môi trường lỏng lẻo để di dời các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đến Việt Nam.

Với nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của khu vực FDI (ví dụ Formosa), hiện nay Chính phủ Việt Nam cũng đã có những thay đổi nhất định về tư duy và có những quy định khắt khe hơn trong thu hút FDI, để hướng FDI vào những ngành tạo giá trị gia tăng cao, ít gây ô nhiễm môi trường, phục vụ phát triển kinh tế bền vững.
Tuy nhiên, ông cho rằng, việc thực thi vẫn gặp khó khăn do các nguyên nhân như năng lực thực thi các quy định về bảo vệ môi trường còn kém. Việc phân cấp cho địa phương vẫn khiến các địa phương thu hút FDI bằng những quy định dễ dãi về môi trường, đó là chưa kể năng lực thẩm định vấn đề về môi trường các dự án FDI tại các địa phương còn thấp, năng lực khoa học công nghệ thấp, thiếu công nghiệp phụ trợ, lao động năng suất thấp,….vẫn là những cản trở chính trong việc chinh phục khu vực FDI vào các ngành có giá trị gia tăng cao và ít gây ô nhiễm môi trường.

Tư Hoàng/Theo Saigontimes



undefined