Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

VEPR: 'Mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam khả thi'

12:00 | 12/04/2019

Thông tin được đưa ra tại buổi Tọa đàm “Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I/2019” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức chiều ngày 11/4 tại Hà Nội.

Toàn cảnh buổi toạ đàm của VEPR tổ chức. Ảnh:VGP/Huy Thắng.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê (TCTK), tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý I/2019 đạt mức 6,79%, chứng tỏ đà tăng trưởng có phần giảm sút trong năm 2019.

Khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 6,5%  trong quý I, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước ở mức 6,7%. Bán buôn và bán lẻ với mức tăng trưởng 7,82% tiếp tục là ngành đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế (0,95 điểm phần trăm)… Với mức tăng trưởng đạt 6,79% của quý I, nhóm nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của VEPR cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,6 - 6,8% của năm 2019 do Quốc hội đề ra khả thi. Tuy nhiên, trước vấn đề cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung và chủ nghĩa bảo hộ, rủi ro của kinh tế Trung Quốc, tương lai không rõ ràng của tiến trình Brexit và mâu thuẫn trong nội bộ khu vực EU, có thể có những cú sốc bên ngoài, có tác động nhất định tới diễn biến của  nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019.

VEPR cũng nhận định, tỷ lệ lạm phát bình quân quý 1 đang ở mức vừa phải (2,63%), tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng gần đây. Tác động của việc tăng giá điện và xăng dầu vừa qua đến CPI có thể kéo dài tới 2 - 6 tháng. Do vậy, để đạt được mục tiêu lạm phát dưới 4%, chính sách tiền tệ của NHNN vẫn cần sự thận trọng.

“Trong quý I/2019, mặc dù lạm phát ở mức vừa phải nhưng có xu hướng tăng trước những điều chỉnh giá điện và xăng dầu gần đây. Tác động của các cú sốc này tới giá cả trong nước có thể kéo dài tới nhiều tháng tiếp theo nên không thể chủ quan”, VEPR nhận định.

TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phân tích, trong bối cảnh tăng trưởng GDP ở mức cao, chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) trong Quý 1/2019 lại có sự sụt giảm so với tháng 12.

Chỉ số này giảm từ 53,8 điểm xuống lần lượt còn 51,9, 51,2 và 51,9 điểm trong ba tháng đầu năm, thể hiện tốc độ mở rộng chậm ở khu vực sản xuất.

Theo TCTK, tính chung 3 tháng đầu năm nay, cả nước có 28.451 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 375,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,2% về số doanh nghiệp và tăng 34,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên,VEPR nhận định, tình hình doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh gây nên nhiều quan ngại. Cụ thể, quý 1/2019 chứng kiến 14.761 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, cao hơn 20,8% so với năm trước. 58,4% trong số 15.331 doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục giải thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp theo chương trình rà soát năm 2018.

Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, 3 nước, khu vực đứng đầu là Mỹ (13 tỷ USD), EU (10,2 tỷ USD), và Trung Quốc (7,6 tỷ USD), tiếp đến  là ASEAN. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 7,4% một phần do việc xuất khẩu sang thị trường này ngày càng khó hơn.

VEPR phân tích, nhìn chung, so với cùng kỳ năm 2018, lãi suất liên ngân hàng quý 1/2019 có xu hướng cao, biên độ dao động hẹp hơn trong khoảng 3,38% (giữa tháng 1) cho tới 5,6% (cuối tháng 2 – trước Tết nguyên đán).

Lãi suất liên ngân hàng đạt ngưỡng cao nhất quý tại thời điểm cận Tết do nhu cầu vốn vay ngắn hạn tăng cao. Sau mùa cao điểm tới cuối quý 1/2019, lãi suất chỉ còn 3,32%. Nguyên nhân của sự gia tăng lãi suất là do đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biến động nguồn tiền gửi từ các ngân hàng lớn.

Trong năm 2019, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%. Trong đó, tín dụng vẫn sẽ được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, đảm bảo kiểm soát rủi ro và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Đến hết quý 1/2019 tăng trưởng tín dụng hơn 2,28% (tính đến ngày 25/3/2019) mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (2,78%). Trong đó, tín dụng chảy vào ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất đạt 2,57%, thương mại và dịch vụ đạt 1,97% (so với đầu năm). Đối với nhóm các ngành ưu tiên, xuất khẩu, công nghệ hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt mức tăng trưởng tín dụng cao lần lượt tại 5,4%, 3,44% và 2,79%. Ngành nông nghiệp, nông thôn mặc dù có tăng trưởng tín dụng nhưng tỷ trọng dư nợ lớn, tăng 2% so với đầu năm.

Các chuyên gia cũng phân tích sự chuyển dịch của dòng FDI vào Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định EVFTA và phòng ngừa rủi ro từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là một điểm cần chú ý khác trong năm nay.

Chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh đưa ra lo ngại việc dòng vốn FDI mạnh đổ vào từ Trung Quốc có thể mang lại mặt trái.

“Tuy dòng vốn từ Trung Quốc ngoài những tích cực đem lại cho việc làm và tăng trưởng, thì cũng có thể kéo theo những rủi ro về môi trường và quản lý lao động nước ngoài. Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với cả các FDI nói nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước”, đại diện VEPR lưu ý.

Cũng nhận định về vấn đề này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhận định,  Việt Nam hiện có một lượng dự trự ngoại hối tương đối tốt, 65 tỷ USD, tương đương với 3 tháng nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng ta dễ bị tổn thương nếu các công ty có chính sách thay đổi, không chỉ cả về vĩ mô mà về cả thương mại.

Về dài hạn, VEPR khuyến nghị cần từng bước xây dựng đệm tài khóa, trước tiên thông qua việc tinh giản bộ máy nhà nước và cắt giảm chi tiêu thường xuyên.

Một khi vấn đề thâm hụt ngân sách kéo theo những rủi ro về môi trường và quản lý lao động nước ngoài. Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước.

Theo VGP

undefined