Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Bloomberg: Chỉ trong 5 năm, lượng người dùng ví di động tại Việt Nam và các nước láng giềng sẽ tăng 311%

12:00 | 12/07/2021

Bloomberg vừa dẫn kết quả nghiên cứu từ công ty công nghệ tài chính (fintech) Boku Inc (trụ sở tại London). Theo đó, Đông Nam Á hiện là khu vực phát triển ví di động nhanh nhất thế giới. Tiếp theo là Mỹ Latin, châu Phi và Trung Đông.

Cũng theo một nghiên cứu toàn cầu khác về ngành cùng sự hợp tác của hãng dữ liệu công nghệ Juniper Research mới công bố, số lượng ví di động được sử dụng sẽ tăng 311% từ năm 2020, lên gần 440 triệu ví vào năm 2025 trên khắp Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Đây là dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ thương mại điện tử mạnh mẽ trong khu vực.

Bên cạnh đó, số lượng ví di động ở Mỹ Latin ước tính sẽ tăng 166% trong cùng kỳ. Con số này ở châu Phi và Trung Đông là 147%.

Bloomberg vừa dẫn kết quả nghiên cứu từ công ty công nghệ tài chính (fintech) Boku Inc (trụ sở tại London). Theo đó, Đông Nam Á hiện là khu vực phát triển ví di động nhanh nhất thế giới. Tiếp theo là Mỹ Latin, châu Phi và Trung Đông.

Cũng theo một nghiên cứu toàn cầu khác về ngành cùng sự hợp tác của hãng dữ liệu công nghệ Juniper Research mới công bố, số lượng ví di động được sử dụng sẽ tăng 311% từ năm 2020, lên gần 440 triệu ví vào năm 2025 trên khắp Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Đây là dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ thương mại điện tử mạnh mẽ trong khu vực.

Bên cạnh đó, số lượng ví di động ở Mỹ Latin ước tính sẽ tăng 166% trong cùng kỳ. Con số này ở châu Phi và Trung Đông là 147%.

Bloomberg: Chỉ trong 5 năm, lượng người dùng ví di động tại Việt Nam và các nước láng giềng sẽ tăng 311% - Ảnh 1.

Năm 2019, ví di động đã vượt qua thẻ tín dụng, trở thành loại hình thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu. Xu hướng này cũng ngày càng tăng tốc trong giai đoạn diễn ra đại dịch Covid-19. Dựa trên số liệu từ báo cáo mới, vào cuối năm 2020 đã có hơn 2,8 tỷ ví di động được sử dụng. Dự kiến con số này sẽ tăng 74%, lên đến 4,8 tỷ vào cuối năm 2025.

Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy, có hai loại ví di động khác nhau trên thế giới. Một là ví di động dựa trên thẻ như Apple Pay và Google Pay, vốn phổ biến hơn tại các thị trường phát triển. Loại thứ hai là ví di động có giá trị được lưu trữ như AliPay của Trung Quốc và GrabPay của Grab Holding, phổ biến ở các thị trường mới nổi, nơi mức độ sử dụng thẻ tín dụng thấp hơn. Trong năm 2020, khoảng 55 ví di động có giá trị được lưu trữ đã xử lý hơn 1 tỷ USD giao dịch hằng năm.

Dự báo SadaPay của Pakistan sẽ là ví di động phát triển nhanh nhất trên thế giới trong 5 năm, tính đến năm 2025. Theo sau đó là Mercado Pago và PicPay ở Brazil. Nghiên cứu nêu rõ, các ví điện tử Trung Quốc vẫn hạn chế đối với thị trường bên ngoài, bất chấp việc Alipay của hãng dịch vụ tài chính Ant Group có cổ phần tại các công ty quốc tế, hay WeChat Pay của Tencent Holdings được chấp thuận sử dụng ở Indonesia vào năm 2020.

Báo cáo nhấn mạnh: "Có vẻ như các ví điện tử Trung Quốc không chinh phục được thị trường mới nổi khu vực châu Á như từng được dự đoán". Cùng với đó, báo cáo cho hay, việc sử dụng các ví điện tử Trung Quốc ở nước ngoài hầu hết chỉ phổ biến đối với khách du lịch Trung Quốc.

“Đông Nam Á là một trong những khu vực chuyển đổi số nhanh nhất trên thế giới. Vào năm 2020, khu vực này có thêm 400 triệu người dùng Internet mới, với 70% dân số tại khu vực đã có thể tiếp cận Internet.

Cùng với xu hướng tiêu dùng đã dần chuyển sang thương mại điện tử trong giai đoạn đại dịch khiến số lượng người sử dụng ví di động đã tăng theo cấp số nhân", ông Loke Hwee Wong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Boku kết luận. Ông cũng cho biết thêm, trước đây, khu vực này phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng tiền mặt và chuyển khoản ngân hàng.

Hà Trần

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

undefined