Chính sách

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Cắt giảm lương người lao động làm tăng rủi ro giảm phát

12:00 | 28/07/2023

Cắt giảm lương đơn phương là hành vi không đúng quy định ở Trung Quốc, nhưng cấu trúc tiền lương đã tạo cơ sở cho các chủ doanh nghiệp và chính quyền địa phương thực hiện điều này.

Chính sách “thắt lưng buộc bụng” bất ngờ xuất hiện tại Trung Quốc trong khoảng vài năm gần đây, sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chứng kiến tăng trưởng chậm lại. Những tác động của chính sách này đang ngày càng gây ảnh hưởng sâu rộng hơn đến đời sống của hàng triệu người, làm phức tạp thêm các nỗ lực của chính phủ, đặc biệt là khi Bắc Kinh vừa đưa ra một mục tiêu chính sách lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có cam kết sẽ nâng thu nhập của người lao động, để phục hồi tiêu dùng hộ gia đình.

Chiến lược gia cao cấp của Ngân hàng ANZ tại Trung Quốc, Zhaopeng Xing, cho biết việc hàng loạt các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp cắt giảm lương nhân viên đã làm gia tăng rủi ro lạm phát và giảm mức độ sẵn sàng chi tiêu.

Cắt giảm lương đơn phương là hành vi không đúng quy định ở Trung Quốc, nhưng cấu trúc tiền lương đã tạo cơ sở cho các chủ doanh nghiệp và chính quyền địa phương thực hiện điều này.

Theo một số nhà quan sát, liên tục trong nhiều tháng qua, các công ty tài chính đã thực hiện việc cắt giảm lương và thưởng của nhân viên. Vào tháng 3/2023, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) - cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc – tuyên bố đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Động thái này có thể làm trầm trọng hơn tình hình.

Một số chính quyền địa phương Trung Quốc, đang mắc nợ, đã tiến hành cắt giảm lương công chức. Một số bệnh viện và trường học, cũng như một số doanh nghiệp tư nhân đang phải đối mặt với tình trạng sụt giảm doanh thu, cũng đã làm như vậy.

Nhà nghiên cứu tại tổ chức China Labour Bulletin, có trụ sở tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), chia sẻ người lao động không chỉ bị “ép buộc” bởi công ty mà còn bởi thị trường lao động. Khả năng thương lượng thấp, khiến họ có xu hướng chấp nhận bị cắt giảm lương.

Mặc dù, trong nửa đầu năm 2023, người lao động Trung Quốc vẫn kiếm được trung bình nhiều hơn 6,8% so với cùng kỳ năm 2022, ở mức 11.300 nhân dân tệ (tương đương 1.580 USD) mỗi tháng, nhưng có rất ít sự lạc quan tin rằng tốc độ này có thể được duy trì.

Nhiều nhà kinh tế cảnh báo sự lo lắng đang đè nặng lên niềm tin của người tiêu dùng, vốn đã rất mong manh, làm tăng thêm nguy cơ vòng xoáy giảm phát của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chuyên gia Xu Tianchen của tổ chức Economist Intelligence Unit lý giải sự gia tăng lương trung bình có thể xuất phát từ việc các lao động nhập cư ở nông thôn đang quay trở lại làm việc, sau khi hàng loạt nhà máy buộc phải đóng cửa trong thời gian bùng phát dịch COVID-19. Điều này bù đắp cho mức tăng lương thấp trong khối nhân viên văn phòng.

Kết quả khảo sát của nhà tuyển dụng Zhaopin cho thấy mức lương trung bình được cung cấp cho các công việc mới ở 38 thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm 0,7% trong quý II/2023 so với cùng kỳ năm 2022. Quý I/2023, con số này tăng 0,9%.

Trong sáu tháng đầu năm, tổng thu nhập khả dụng của các hộ gia đình tại Trung Quốc, bao gồm tiền lương và các nguồn thu nhập khác, đã tăng 5,8%, gần như không vượt qua được mức tăng trưởng 5,5% của sản lượng kinh tế.

Các nhà phân tích cho biết, để khắc phục một trong những điểm yếu cơ cấu chính của Trung Quốc, đó là tiêu dùng hộ gia đình đóng góp ít hơn vào sản lượng kinh tế của nước này so với hầu hết các quốc gia khác, thu nhập khả dụng cần phải tăng nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế nói chung.

Doanh số bán lẻ ở Trung Quốc vẫn chưa quay trở lại xu hướng trước đại dịch và các hộ gia đình thích tiết kiệm hơn. Tiền gửi ngân hàng hộ gia đình mới của 6 tháng đầu năm đã tăng 15% lên 12.000 tỷ NDT, tương đương hơn 50% tổng doanh số bán lẻ trong giai đoạn này.

Các nhà phân tích gọi đó là một triệu chứng của sự bất an về tài chính của người tiêu dùng. Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Citi tại Trung Quốc, Xiangrong Yu, cho biết nếu niềm tin tiêu dùng yếu ớt có thể làm hỏng quá trình phục hồi của nền kinh tế.


Diệu Linh

Theo Bizlive

undefined