Tin tức

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

12:00 | 14/10/2024

Đến Lai Châu thời điểm này, chúng ta sẽ thấy những cánh đồng lúa chín vàng óng, nặng trĩu bông đang vào độ thu hoạch, mang lại vụ mùa bội thu cho người dân. Không chỉ có lúa, các cây trồng, vật nuôi khác trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được kết quả đó, tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh thực hiện 4 Chương trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó có Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung. Do vậy, đã góp phần đưa giá trị tổng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp tăng bình quân 4,5%/năm, chiếm khoảng 15% trong cơ cấu GRDP. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã hình thành 3.859 ha lúa hàng hóa tập trung với các giống lúa chất lượng cao và đặc sản, 9.811 ha chè, 1.666 ha cây ăn quả các loại; 3.594 ha cây mắc ca, 4.433 ha quế; tiếp tục chăm sóc, bảo vệ 12.944 ha cây cao su, đã khai thác 8.375 ha.

Theo UBND tỉnh Lai Châu, dân số toàn tỉnh có khoảng trên 484 nghìn người, gồm 20 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc: Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Toàn tỉnh hiện vẫn còn 4 huyện nghèo, 54 xã và 558 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 28,54%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo DTTS lên tới 99,07%. Như vậy, tuyệt đại đa số người nghèo ở Lai Châu là người DTTS. Với những con số hết sức đặc thù như vậy nên tỉnh Lai Châu luôn đánh giá cao và kỳ vọng Chương trình MTQG 1719 là một động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS.

Vùng tái định cư xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

đổi thay, cuộc sống của người dân dần ổn định và thoát nghèo.

Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư cho khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh. Việc thực hiện hiệu quả các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã từng bước giúp đời sống người dân được cải thiện và nâng cao thu hẹp khoảng cách so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Để đưa Chương trình đi vào cuộc sống, việc thành lập Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở được tỉnh triển khai kịp thời, đồng bộ. Ban Chỉ đạo các cấp đã ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Đặc biệt, công tác phối hợp giữa cơ quan chủ quản Chương trình với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị, thành phố được thực hiện chặt chẽ, kịp thời. Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng để kịp thời hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng quy định hiện hành và tiến độ được giao.

Các nội dung trong Dự án, tiểu dự án được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, nội dung sát với điều kiện ở cơ sở. Bên cạnh đó, tỉnh Lai Châu cũng thực hiện nghiêm quy chế tập trung dân chủ, tôn trọng ý kiến của nhân dân trong lựa chọn công trình đầu tư, nội dung hỗ trợ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia trực tiếp vào thực hiện mục tiêu của Chương trình. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình, qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và chấn chỉnh những sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện ở các cấp cơ sở.

Trong đó, kết quả giải ngân vốn là một trong những thước đo đánh giá hiệu quả mà Chương trình mang lại. Giai đoạn 2021-2024 vốn ngân sách Trung ương đã giao là 4.648.986 triệu đồng; kế hoạch 2025 còn lại dự kiến là 1.655.303 triệu đồng. Lũy kế giải ngân đến 31/8/2024 là 2.626.309 triệu đồng, bằng 56,5% kế hoạch giao. Lai Châu phấn đấu đến cuối giai đoạn I, năm 2025, 25% số thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn; 31% số xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn và một huyện thoát khỏi tình trạng nghèo.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, ông Tống Thanh Hải - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu cho biết: Qua gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình. Trong đó, Lai Châu luôn xác định việc thực hiện Chương trình là một trong những nội dung ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Từ các chương trình MTQG, tỉnh Lai Châu có một nguồn lực lớn và quan trọng cho đầu tư phát triển, thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững.

“Nhiều công trình, dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư đồng bộ; nhiều mô hình kinh tế, phát triển sản xuất được tổ chức triển khai thực hiện... đã góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới từng bước thay đổi diện mạo nông thôn; bảo đảm an sinh xã hội cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững; thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số so với mức bình quân của tỉnh”. Ông Tống Thanh Hải thông tin thêm.

Một góc thành phố Lai Châu hôm nay



 

Thanh Thủy

undefined