Kinh doanh

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Chi phí vận tải biển toàn cầu bình ổn trở lại

12:00 | 19/02/2024

Từ giữa tháng 12/2023, ước tính khoảng 90% tàu vốn thường đi qua tuyến Biển Đỏ đã phải tránh khu vực này, tính toán của công ty chuyên dịch vụ và dữ liệu vận chuyển Clarksons cho hay.

Từ giữa tháng 12/2023, ước tính khoảng 90% tàu vốn thường đi qua tuyến Biển Đỏ đã phải tránh khu vực này, tính toán của công ty chuyên dịch vụ và dữ liệu vận chuyển Clarksons cho hay.

Trong khi phần lớn các tàu vận tải đang đi vòng để tránh xung đột trên khu vực Biển Đỏ, nhiều chuyên gia cho biết sau khoảng thời gian tăng nóng, chi phí vận tải đang bình ổn trở lại.

Giám đốc điều hành công ty vận tải đường biển Drewry, ông Philip Damas, khẳng định: “Chúng tôi tin rằng điều tồi tệ nhất đã qua. Giờ đây chúng ta đang bước vào giai đoạn thứ hai khi mà các doanh nghiệp xuất khẩu dễ xoay xở và xử lý mọi chuyện hơn. Giá vận tải với hàng hóa giao ngay sẽ giảm đáng kể so với giai đoạn trước”.

Cũng theo ông Damas chia sẻ, các doanh nghiệp xuất khẩu và công ty vận tải toàn cầu cũng đang dần dần thích nghi với việc thời gian vận chuyển kéo dài, họ tính toán việc kinh doanh theo thay đổi mới.

Tính đến hết tuần kết thúc ngày 8/2/2024, chỉ số chi phí vận tải hàng hóa đường biển của Drewry với công ten nơ 40 feet đã xuống 3.786USD, giảm 1% so với tuần trước đó. Một ngày sau đó, chỉ số vận tải hàng hóa công ten nơ Thượng Hải giảm 2,3% xuống 2.166 điểm.

Tuyến Biển Đỏ và kênh đào Suez có vai trò không thể thay thế trong hoạt động vận tải hàng hóa giữa châu Á và châu Âu. Tuy nhiên từ tháng 11/2023 khi mà lực lượng Houthi bắt đầu tấn công các tàu vận chuyển hàng trên khu vực Biển Đỏ, rủi ro bắt đầu leo thang.

Từ giữa tháng 12/2023, ước tính khoảng 90% tàu vốn thường đi qua tuyến Biển Đỏ đã phải tránh khu vực này, tính toán của công ty chuyên dịch vụ và dữ liệu vận chuyển Clarksons cho hay.

Trước đó, chi phí vận tải biển trên thế giới từng có thời điểm tăng cao. Tính đến ngày 25/1/2023, chỉ số vận tải hàng hóa giao ngay trên các tuyến thương mại toàn cầu của Drewy đã chạm mức 3.964 USD/công ten nơ 40 feet, gần gấp 3 lần so với 2 tháng trước đó. Dù rằng ước tính khoảng 80% các hợp đồng vận tải đang sử dụng chi phí dài hạn chứ không phải tính chi phí giao ngay, mức tăng này cũng ảnh hưởng đến giá vận tải theo hợp đồng.

Theo phân tích của Damas, chi phí vận tải hàng hóa giao ngay tăng bởi yếu tố mất cân bằng cung – cầu. Một trong những yếu tố gây mất cân bằng cung cầu chính là tình trạng thiếu công ten nơ vận chuyển khi nhiều tàu biển phải đi những tuyến đường rất dài xuống tận Mũi Hảo Vọng, chính vì vậy hoạt động vận tải nhiều khi chậm trễ đến tận hai tuần.

Ngoài ra, một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động vận tải hàng hóa chính là cuộc chạy đua sản xuất và vận chuyển hàng hóa trước khi các nhà máy tại Trung Quốc đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên trong thời gian tới, tình hình được dự báo sẽ bình ổn. Giáo sư ngành kinh tế hàng hải tại đại học Takushoku ở Tokyo – ông Takuma Matsuda nhận xét: “Tình hình thiếu công ten nơ giờ đây dường như đã bình ổn, chi phí vận tải từ châu Á sang châu Âu có thể đã lập đỉnh. Thực tế, nhu cầu vận tải hàng hóa bằng công ten nơ từng khá thấp trước cuộc khủng hoảng trên Biển Đỏ bởi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thấp, giờ đây mọi chuyện có thể tái diễn”.

Dẫu vận, tâm lý lo lắng trong ngành vận tải biển vẫn còn. Tập đoàn vận tải biển Mitsui OSK Lines (MOL) của Nhật Bản vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu khi căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đỏ có thể kéo dài một năm.

"Tình hình này sẽ kéo dài ít nhất 2-3 tháng tới. Và trong trường hợp xấu nhất, có thể là 6 tháng hoặc một năm", ông lưu ý. Theo ông Hashimoto, hiện có đủ tàu để ứng phó với tình trạng gián đoạn. Tuy nhiên, ông cảnh báo nếu nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng đột ngột và nhu cầu hàng hóa tăng cao thì sẽ thiếu công suất vận chuyển.

Vận tải hàng hóa qua kênh đào Suez đã giảm mạnh kể từ khi Houthi tiến hành các cuộc tấn công ở khu vực này, buộc các công ty vận tải phải chuyển hướng, tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nikkei,FT

undefined