Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

4 điểm chính trong chính sách hợp tác năng lượng của Mỹ tại Ấn Độ – Thái Bình Dương là gì?

12:00 | 19/06/2019

Giai đoạn hiện tại có thể coi như giai đoạn chuyển đổi cực kỳ quan trọng của ngành năng lượng Mỹ. Sau nhiều năm nhập khẩu năng lượng, nước Mỹ đã đẩy mạnh sản xuất năng lượng trong thời gian qua.

4 điểm chính trong chính sách hợp tác năng lượng của Mỹ tại Ấn Độ – Thái Bình Dương là gì?

Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Tài nguyên Năng lượng Mỹ, ông Francis F Rannon - Ảnh: Ngọc Diệp
Hôm nay (17/6), Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Tài nguyên Năng lượng Mỹ, ông Francis F Rannon có cuộc gặp gỡ riêng với báo chí Việt Nam. BizLIVE trích đăng một số ý chính trong nội dung chia sẻ của ông.
Theo Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Tài nguyên Năng lượng Mỹ, ông Francis F Rannon, Cục Tài nguyên Năng lượng (ENR) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ có lịch sử hoạt động từ thập niên 1970 – thời kỳ khủng hoảng năng lượng hay còn gọi là cú sốc dầu mỏ Mỹ.
Cục có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho nước Mỹ cũng như điều phối vai trò của năng lượng trong chính sách ngoại giao quốc tế. Vào năm 2010, Cục Tài nguyên Năng lượng đã trở thành một cơ quan độc lập.
Giai đoạn hiện tại có thể coi như giai đoạn chuyển đổi cực kỳ quan trọng của ngành năng lượng Mỹ. Sau nhiều năm nhập khẩu năng lượng, nước Mỹ đã đẩy mạnh sản xuất năng lượng trong thời gian qua.
Năm 2016, lần đầu tiên Mỹ xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG). Khi đó Mỹ đứng thứ 15 về xuất khẩu mặt hàng này. 3 năm sau đó, Mỹ trở thành nhà xuất khẩu khí đốt hóa lỏng lớn thứ 3 trên thế giới.
Việc xuất khẩu sản phẩm năng lượng giúp cho Mỹ có thêm cơ hội củng cố quan hệ với nhiều nước đồng minh và nước bạn bè trên khắp thế giới. Đồng thời việc xuất khẩu khí đốt cũng phục vụ tốt cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ bởi khu vực này đang cần ngày một nhiều năng lượng, ước tính nhu cầu của Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu năng lượng của thế giới vào năm 2040.
Cách đây 1 năm, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có thông báo về chiến lược tập trung vào châu Á trong đó tập trung vào 3 trụ cột bao gồm phát triển lĩnh vực số, hạ tầng và năng lượng. Bộ Ngoại giao Mỹ đã làm việc với 7 cơ quan liên quan để hỗ trợ cho việc phát triển hợp tác năng lượng trong khu vực.
Việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng được thực hiện trên 4 lĩnh vực: đảm bảo an ninh năng lượng cho các nước đồng minh và bạn bè của Mỹ; thị trường năng lượng minh bạch và hiệu quả; giao thương năng lượng tự do, hiệu quả; tăng cường khả năng tiếp cận năng lượng hco tất cả các bên. Tuy nhiên phía Mỹ thực hiện tất cả các mục tiêu trên dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và quyền tự quyết của các bên.
Ngọc DIệp
Theo Bizlive

undefined