Nghiên cứu

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Văn minh Đông phương huyền bí và phương pháp nghiên cứu

12:00 | 03/09/2020

“Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai. Cho dù hướng tới mục đích đúng, nhưng phương pháp sai thì kết quả vẫn có thể là một sự thất bại”.

Ngay trong phần dẫn nhập của cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” (Nxb Hồng Đức 2020) và cuốn “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” (Nxb Hồng Đức 2020), tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã xác định rằng: Nghiên cứu về thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch, là một trường hợp đặc thù trong lịch sử phát triển của một nền văn minh. Ông cho rằng: Khi chúng ta tìm hiểu và khám phá những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch, thì đối tượng nghiên cứu của chúng ta là một học thuyết vũ trụ quan, đã tồn tại trước tất cả mọi học thuyết trong lịch sử nền văn minh của chúng ta. Nó không phải là một thực trạng tồn tại khách quan, vốn là đối tượng nghiên cứu phổ biến của trí thức khoa học hiện đại.

tuấn anh

Nhà nghiên cứu Lý học đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Quá trình phát triển của các học thuyết khoa học trong lịch sử của nền văn minh hiện nay, đều bắt đầu từ tư duy tổng hợp những thực tại, thực chứng. Và từ đó hình thành một học thuyết, hay một lý thuyết khoa học. Nói cách khác: tức là nó có lịch sử phát triển từ nền tảng những thực chứng, thực nghiệm và sự quan sát những trạng thái tồn tại trên thực tế, để hình thành một học thuyết. Ngược lại với lịch sử hình thành những học thuyết khoa học hiện dại, thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch lại là một học thuyết đã có sẵn và có trước tất cả mọi học thuyết khoa học của nền văn minh hiện đại với khoảng cách tính bằng Thiên Niên kỷ. Do đó, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, đây là một trường hợp đặc thù và chưa có tiền lệ trong lịch sử nghiên cứu khoa học của nền văn minh hiện đại. Vì vậy cần một phương pháp nghiên cứu phù hợp. Tuy nhiên theo tác giả, những phương pháp nghiên cứu của các học giả từ cổ đến kim, từ hàng ngàn năm qua, cho đến các nhà nghiên cứu hiện đại đã sai lầm. Đó là nguyên nhân để “Sách viết về kinh Dịch, trâu kéo toát mồ hôi” và ngay cả các học giả đương thời, khi hai nền văn minh Đông Tây hội nhập, nhưng nghiên cứu về kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn chìm trong sự huyền bí.

Với phương pháp nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ thời Tiên Tần của Trung Hoa, cho đến khi hai nền văn minh Đông Tây hội nhập, hầu hết đều căn cứ vào bản văn. Những nhà nghiên cứu cổ điển này, hầu hết không thể phủ nhận những yếu tố cấu thành học thuyết này. Vì họ được mặc định người tạo dựng nên những bản văn này là những thánh nhân. Mặc dù những bản văn đó hoàn toàn mâu thuẫn, mơ hồ và rất khiếm khuyết. Nhưng ngay cả với các nhà nghiên cứu thuộc nền văn minh hiện đại, khi nền văn minh khoa học thực chứng, thực nghiệm có xuất xứ từ Tây phương hội nhập với những phương tiện khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất, cũng không thể khám phá được những bí ẩn đến huyền vĩ của nền văn minh cổ Đông phương, mà nền tảng tri thức là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Họ vẫn thất bại trước sự bí ẩn đến huyền vĩ và thách thức trí tuệ của học thuyết này. Trong cuốn “Thời sinh hinh học cổ Đông phương”, GS Lê Văn Sửu đã viết: “Gần đây, có nhiều nhà khoa học ở đủ mọi ngành và ở nhiều nơi trên thế giới, với các phương tiện hiện đại có nhiều đặc tính ưu việt, như tinh vi, nhanh chóng, chính xác trong tay. Họ đã và đang nghiên cứu nền tảng của những di sản văn minh Đông phương. Thế nhưng sự tiếp cận thực chất của nó còn đang là một khó khăn to lớn”.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì đây chính là sai lầm của phương pháp nghiên cứu. Từ đó đến nhận định của ông: Người ta không thể tìm ra cái đúng từ một cái sai. Và ông cũng xác định rằng: “Cho dù hướng tới mục đích đúng, nhưng phương pháp sai thì kết quả vẫn có thể là một sự thất bại”.

Trên cơ sở này, tác giả của “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” đã sử dụng một phương pháp của ông. Đó là, sử dụng tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng.        Rõ ràng với một đối tượng nghiên cứu có sẵn là một lý thuyết Âm Dương Ngũ hành thì nó sẽ khác hẳn đối tượng nghiên cứu khoa học là một trạng thái tồn tại trên thực tế khách quan. Với một thực tế tồn tại khách quan chúng ta có thể dùng những phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại như GS Lê Văn Sửu đã nói ở trên. Nhưng với đối tượng nghiên cứu là một lý thuyết – cụ thể ở đây là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch- thì chúng ta không thể lấy kính hiển vi điện tử để đi tìm bản chất những khái niệm hình thành nên học thuyết đó. Và đó chính là phương pháp nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh thể hiện trong cuốn sách Tìm về cội nguồn Kinh Dịch và Minh triết Việt trong văn minh Đông phương.

tuấn anh1

Hai cuốn sách Tìm về cội nguồn Kinh Dịch và Minh triết việt trong văn minh Đông phương

Trên cơ sở một phương pháp nghiên cứu hết sức độc đáo và phản ánh bản chất của vấn đề: bằng tiêu chí khoa học, ông đã hiệu chỉnh và phục hồi lại thuyết Âm Dương Ngũ hành và bản chất của kinh Dịch một cách thuyết phục. Ông cho rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh dịch không thể thuộc về nền văn minh hiện nay. Mà nó thuộc về một nền văn minh mà ông đặt tên là Atlantic. Tất nhiên, nó cũng không thể thuộc về nền văn minh Hán. Bởi vì, cũng theo tiêu chí khoa học thì nền tảng trí thức của nền văn minh hiện nay, trong toàn bộ quá trình phát triển của nó không thể nào hình thành một lý thuyết thống nhất. Trong cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương ông đã chứng minh dân tộc Việt là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh Atlantic và chỉ có dân tộc Việt với những di sản văn hoá còn lại mặc dù qua bao thăng trầm của lịch sử, đã tan nát với thời gian. Nhưng chính bề dầy 5000 năm văn hiến đó thì chỉ với những mảnh vụn còn lại cũng đủ khả năng phục hồi lại thuyết Âm Dương Ngũ hành và đó cũng là bằng chứng để chứng tỏ là dân tộc Việt là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương trong lịch sử hiện nay.

Có thể nói rằng một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của hai cuốn sách: Tìm về cội nguồn kinh Dịch và Minh triết Việt trong văn minh Đông Phương, là do phương pháp nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh, mang tính hợp lý hệ thống trong vấn đề được đặt ra với các mối quan hệ tương quan.

Và ngoài giá trị về phương pháp nghiên cứu độc đáo của 2 cuốn sách là phương tiện của việc khám phá những bí ẩn của nền văn minh Đông phương thì điều rất đáng quan tâm của độc giả với hai cuốn sách này, chính là luận điểm của tác giả, đã chứng minh một cách có tính hợp lý toàn diện và mang tính hệ thống, khi xác định rằng: Cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử. Có thể nói đây là một trong những mục đích khó khăn nhất mà cuốn sách hướng tới. Bởi vì một nhận thức đã tạo thành nếp nhăn cố hữu trong tiềm thức của cả một nền văn minh trải hơn 2000 năm, tính từ khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở bờ Nam sông Dương Tử.

Nhận thức sai lầm ấy đã mặc định cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Hán. Nay hai cuốn trên đã xác định cội nguồn văn minh Đông phương có xuất xứ từ nền văn hiến Việt. Tuy nhiên, khi chia sẻ với bạn đọc, tác giả cho rằng, một mục đích nữa hướng tới của hai cuốn sách Tìm về cội nguồn Kinh Dịch và cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương, là ông chứng minh rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch chính là một hệ thống Lý thuyết thống nhất (Grand Unification Theory) mà những nhà khoa học tinh hoa của nhân loại đang mơ ước. Bởi vậy, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác định với những độc giả của ông về nội hàm hai cuốn sách trên là hai tiền đề chỉ thẳng tới Lý thuyết thống nhất.

 

 

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

undefined