Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Tài sản nào "lên ngôi" nếu Mỹ vỡ nợ?

12:00 | 17/05/2023

Kịch bản vỡ nợ của Chính phủ Mỹ có thể xảy ra vào ngày 1/6 nếu các nhà làm luật của nước này không thể thống nhát việc nâng mức trần nợ công 31,4 nghìn tỷ USD trước khi Chính phủ cạn tiền...

Trong trường hợp Mỹ vỡ nợ, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ lựa chọn Bitcoin thay vì USD như là một tài sản “trú ẩn”.

Đây là kết quả của cuộc khảo sát Markets Live (MLIV) Pulse gần đây nhất của hãng tin Bloomberg, trong đó hỏi các nhà đầu tư sẽ mua gì khi nợ công của Mỹ vượt mức trần.

Đứng đầu danh sách được các nhà đầu tư mua nếu xảy ra vỡ nợ là vàng, với 51,7% nhà đầu tư chuyên nghiệp và 45,7% nhà đầu tư nhỏ lẻ lựa chọn. Thứ hai là trái phiếu kho bạc Mỹ, thu hút 14% nhà đầu tư chuyên nghiệp và 15,1% nhà đầu tư nhỏ lẻ. Bitcoin xếp thứ ba với lần lượt 7,8% và 11,3%, trong khi tỷ lệ lựa chọn của USD là 7,8% nhà đầu chuyên nghiệp và 10,2% nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Kịch bản vỡ nợ của Chính phủ Mỹ có thể xảy ra vào ngày 1/6 nếu các nhà làm luật của nước này không thể thống nhất việc nâng mức trần nợ công từ mức 31,4 nghìn tỷ USD hiện nay trước khi Chính phủ cạn tiền.

Khảo sát MLIV Pulse của Bloomberg cũng cho thấy 41% nhà đầu tư dự báo đồng bạc xanh sẽ suy yếu khi Chính phủ Mỹ vỡ nợ và điều này có thể đẩy nhanh xu hướng phi Đôla hóa trên thế giới.

Trong khi đó, tiền ảo Bitcoin ghi nhận xu hướng hồi giá trong giai đoạn căng thẳng của nền tài chính Mỹ gần đây, cụ thể là cuộc khủng hoảng ngân hàng châm ngòi bởi sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank. Theo phân tích của ngân hàng Standard Chartered, điều này chủ yếu bắt nguồn từ cơ chế phi tập trung của đồng Bitcoin. Ngân hàng này dự báo việc Chính phủ Mỹ vỡ nợ có thể đẩy giá Bitcoin tăng thêm khoảng 20.000 USD.

Đối với vàng, nhiều nhà phân tích dự báo giá vàng cũng sẽ tăng mạnh trong trường hợp xảy ra vỡ nợ tại Mỹ. Đồng USD suy yếu có thể càng hỗ trợ giá vàng, bên cạnh việc nhiều ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng và động thái nới lỏng chính sách tiền tệ trên toàn cầu.

Còn đối với trái phiếu kho bạc, ngân hàng UBS dự báo giá tài sản này sẽ tăng lên khi vấn đề nợ trần không được giải quyết. Điều này có thể dẫn đến suy thoái kinh tế và nhà đầu tư sẽ tiếp tục xem trái phiếu Chính phủ Mỹ như một “kênh trú ẩn” tương đối an toàn.

Sau vàng, trái phiếu kho bạc, Bitcoin và USD, các nhà tư tham gia khảo sát có xu hướng lựa chọn các tiền tệ “trú ẩn” truyền thống như Yên Nhật, Franc Thụy Sỹ.

Nguy cơ vỡ nợ của Chính phủ Mỹ đang hiện hữu và lớn hơn bao giờ hết, đe dọa đẩy thị trường tài cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn mới. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã có cuộc gặp vào ngày 16/5 sau các cuộc đàm phán của các cấp dưới về vấn đề này trong suốt tuần qua.

Việc nền kinh tế lớn nhất thế giới vỡ nợ có lẽ là điều không tưởng, nhưng là điều hoàn toàn có thể nghĩ đến ở thời điểm hiện tại.

Khoảng 60% nhà đầu tư được hỏi trong khảo sát MLIV Pulse nhận định rủi ro vỡ nợ của Chính phủ Mỹ hiện lớn hơn so với năm 2011 - thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng trần nợ tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ.

“Rủi ro đang ở mức cao chưa từng thấy, trong bối cảnh cử tri và nội bộ Quốc hội Mỹ có sự chia rẽ sâu sắc”, Jason Bloom, giám đốc tại Invesco. Nhận xét. “Cái cách hai bên tham gia vào vấn đề cho thấy họ có thể sẽ không hành động kịp thời cùng nhau”.

MLIV Pulse là một cuộc khảo sát hàng tuần với độc giả của Bloomberg News trên thiết bị đầu cuối và trực tuyến, được thực hiện bởi nhóm Markets Live của Bloomberg. Khảo sát tuần này được thực hiện với 637 nhà đầu tư trên toàn cầu, bao gồm cả nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhỏ lẻ, tập trung tại các thị trường mới nổi.


Đức Anh

Theo VnEconomy



undefined