Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Doanh nghiệp Trung Quốc và quá trình vươn lên thách thức “ông lớn” đa quốc gia

12:00 | 28/11/2022

Khi doanh nghiệp ngoại bắt đầu vào Trung Quốc từ thập niên 1980, việc phải thành lập liên doanh với doanh nghiêp Trung Quốc được coi như điều kiện bắt buộc, nhiều doanh nghiệp nội đã vươn lên dần bằng cách học hỏi.

Doanh nghiệp Trung Quốc và quá trình vươn lên thách thức “ông lớn” đa quốc gia


Nhiều hãng xe cấp cao như BMW và Mercedes-Benz vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt tại Trung Quốc, tuy nhiên doanh số của dòng xe tầm trung như Volkswagen và General Motors đang giảm nhanh chóng do vấp phải sự cạnh tranh quá mạnh mẽ từ phía các dòng xe nội địa. Tình trạng tương tự diễn ra tại nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng đa quốc gia khác.

Doanh số bán hàng của Nike, một thương hiệu thời trang thể thao nổi tiếng thế giới, hiện cũng đang chững lại khi mà hai đối thủ địa phương bao gồm Li-Ning và Anta đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nội địa ngày một nhiều hơn. Doanh số bán của AmorePacific, thương hiệu thời trang của Hàn cũng chững lại khi mà cạnh tranh ngày một nhiều hơn từ nhóm các thương hiệu tầm trung tại Trung Quốc ví như Winona.

Nhiều hãng sản xuất thiết bị xây dựng nước ngoài ví như Caterpillar hay Hitachi cũng mất đi doanh số bởi cạnh tranh tăng cao và sự đi xuống của ngành xây dựng. Phân tích của Economist thực hiện với khoảng 20 ngành nghề có sự hiện diện tương đối của doanh nghiệp đa quốc gia, nhóm doanh nghiệp ngoại đã bị suy giảm thị phần trong 14 ngành trong 3 năm gần nhất.

Hiện đang có hai yếu tố tác động. Yếu tố thứ nhất đặc biệt quan trọng với nhóm ngành hàng tiêu dùng chính là nhiều thương hiệu ngoại đang mất đi sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Việc biết cách làm sao để thiết kế sản phẩm và kích thích nhu cầu có thể coi như lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nước ngoài, theo trưởng bộ phận châu Á – Thái Bình Dương của PepsiCo – ông Wern Yuen. Bằng việc quan sát và học hỏi, ngoài ra là giành giật nhân lực, nhiều doanh nghiệp địa phương tại Trung Quốc đã thu hẹp được khoảng cách này.

Tâm lý của người tiêu dùng Trung Quốc cũng đang thay đổi. Nhiều người giờ đây lựa chọn những sản phẩm có mang đặc trưng riêng của Trung Quốc, thậm chí quan điểm này đã được đẩy lên thành xu thế quốc gia. Xu thế xếp hàng bên ngoài cửa hàng Li-Ning tại tuần lễ thời trang New York năm 2018 đã lan ra với nhiều sản phẩm khác, từ đồ trang điểm cho đến súp ăn.

Các thương hiệu nước ngoài cũng đã có những thành công nhất định trong việc đưa yếu tố văn hóa Trung Quốc vào sản phẩm của họ, ví như thành công của Pepsi. Ngoài ra có thể kể đến Nike với việc đưa một số nhân vật Trung Quốc lên sản phẩm mang ý nghĩa biểu trương cho việc trở nên giàu có và may mắn, tuy nhiên lại gây ra một số tranh cãi. Nike và một số thương hiệu nước ngoài khác tuy nhiên lại khiến người tiêu dùng và giới chức Trung Quốc không hài lòng khi họ lên tiếng phản đối một số vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Lý do thứ hai lý giải cho nhiều rắc rối mà doanh nghiệp đa quốc gia tại Trung Quốc, đặc biệt nhóm ngành doanh nghiệp công nghiệp nặng, chính là việc họ đang mất đi những lợi thế về công nghệ. Chiến lược thông thường và phổ biến của các doanh nghiệp Trung Quốc chính là họ ban đầu tham gia vào công đoạn đầu tiên trong chuỗi giá trị và sau đó phát triển dần lên khi trình độ công nghệ của họ tăng lên. Thực tế này lý giải tại sao nhiều hãng xe như Volkswagen đang chật vậy và nó cũng giải thích tại sao nhiều doanh nghiệp ngoại trong lĩnh vực thiết bị máy xây dựng hay công cụ đang bị đẩy vào việc chỉ nắm được thị trường thực sự cao cấp.

Thực tế này cũng không khiến người ta ngạc nhiên. Khi doanh nghiệp ngoại bắt đầu vào Trung Quốc từ thập niên 1980, việc phải thành lập liên doanh với doanh nghiêp Trung Quốc được coi như điều kiện bắt buộc trong nhiều ngành nghề như sản xuất ô tô và máy móc. Và trong quá trình này, doanh nghiệp nội dần dần học được kiến thức chuyên môn trình độ cao. Việc chính phủ Trung Quốc hiện đang nới lỏng các điều kiện thành lập liên doanh cho thấy họ chẳng còn lo sợ về sự vượt trội công nghệ của doanh nghiệp ngoại.

Việc nhóm các doanh nghiệp nội ngày một lớn mạnh đang đẩy nhiều doanh nghiệp đa quốc gia vào tình thế khá nan giải: họ giữ được tính cạnh tranh tại Trung Quốc, và phải tăng cường đầu tư dù rằng các yếu tố bất ổn địa chính trị đang leo thang. Giờ đây, phần lớn doanh nghiệp ngoại tại Trung Quốc vẫn còn thời gian để làm điều này. Theo dõi và tính toán của Economist với khoảng 200 doanh nghiệp đa quốc gia tại Trung Quốc, 144 doanh nghiệp vẫn tăng trưởng trong 3 năm gần nhất.

 


Trung Mến

Theo Bizlive

undefined