Tin tức

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Cảng biển Việt Nam- Kỳ 3: Khẳng định vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

12:00 | 08/09/2022

Nguồn lực cho phát triển cảng biển chủ yếu được huy động từ nguồn ngoài ngân sách, chiếm đến 95% trong tổng nhu cầu vốn. Nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ tập trung cho hạ tầng công cộng, khu vực trọng điểm để tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư. Hạ tầng cảng biển sẽ được phát triển theo hướng đồng bộ, đi thẳng vào hiện đại, tránh phân tán, nhỏ lẻ.

Cảng biển Việt Nam dần khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu -  DNTT online

Từng bước khẳng định vị thế cảng biển Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu

Tháng 9/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1579/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch này, đến năm 2030, Việt Nam phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Đến năm 2030, hệ thống cảng biển Việt Nam đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ hơn 1,1 tỷ tấn đến hơn 1,4 tỷ tấn. Trong đó, hàng container từ 38 - 47 triệu TEU; hành khách từ 10,1 - 10,3 triệu lượt khách.

Với tiềm năng rộng mở, lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá, việc mời gọi nhà đầu tư vào cảng biển sẽ không quá khó khăn, quan trọng là lựa chọn được nhà đầu tư đủ năng lực.

Theo các chuyên gia, việc thu hút vốn đầu tư xã hội hóa vào hạ tầng cảng biển theo quy hoạch của Chính phủ là hoàn toàn khả thi trong thực tiễn. Ông Nguyễn Tương, Cố vấn cấp cao Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho rằng, khả năng của doanh nghiệp có thể đáp ứng được kể cả với những cảng biển quy mô lớn, vấn đề quan trọng là các chính sách để hấp dẫn được nhà đầu tư.

Một trong những vấn đề cũng cần chú trọng để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư đó là thủ tục triển khai dự án. Ví dụ, theo tính toán chỉ cần 3 năm để hoàn thành bến cảng nhưng vì thủ tục mất đến 10 năm sẽ khiến nhà đầu tư lỡ cơ hội, vì vậy, cần rút ngắn tối đa quy trình, thủ tục.

Cũng theo ông Trương, cần có chính sách ưu tiên về đất đai, dành quỹ đất để thực hiện quy hoạch. Bên cạnh đó là chính sách về tài chính như ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu trang thiết bị, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thực tế, nguồn lực cho phát triển cảng biển chủ yếu được huy động từ nguồn ngoài ngân sách, chiếm đến 95% trong tổng nhu cầu vốn. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước sẽ tập trung cho hạ tầng công cộng, khu vực trọng điểm để tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư. Hạ tầng cảng biển sẽ được phát triển theo hướng đồng bộ, đi thẳng vào hiện đại, tránh phân tán, nhỏ lẻ. Do đó, việc mời gọi nhà đầu tư vào cảng biển sẽ không quá khó khăn, quan trọng là lựa chọn được nhà đầu tư đủ năng lực.

Việt Nam đang có một số cảng biển nước sâu có thể đón những siêu tàu trọng lượng khổng lồ. Điều này cũng  mở ra hướng phát triển mới, định hình các tuyến vận tải từ Việt Nam đến các khu vực trên thế giới sẽ giúp hàng hóa đi và đến Việt Nam được dễ dàng hơn, nhất là trong bối cảnh hiện nay hàng hóa Việt Nam xuất đi các thị trường đang phải "gồng mình" trước chi phí vận tải tăng quá nhanh, khiến hàng hóa Việt kém cạnh tranh.

Trong tương lai gần, sẽ còn nhiều cảng biển nước sâu nữa được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, giao thương. Điều này sẽ khẳng định được vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thêm nữa, xu hướng phát triển của phương thức vận tải container đã dần phát triển rộng rãi trên toàn thế giới vì tiết kiệm được thời gian, chi phí vận chuyển. Để hòa nhập với xu hướng chung của thế giới, phát triển kinh tế biển thì việc xây dựng hệ thống cảng container và đội tàu container hiện đại đang là yêu cầu cấp bách đối với ngành hàng hải Việt Nam.

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Một trong những chủ trương lớn và khâu đột phá tại Nghị quyết số 36-NQ/TW là ưu tiên kinh tế hàng hải đứng thứ hai trong việc phát triển các ngành kinh tế biển.

Những năm qua, ngành hàng hải Việt Nam đã có nhiều đổi mới, từ thể chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải, tăng cường kết nối các phương thức vận tải… Đó là những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giao thương, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Hiện nay, xu hướng phát triển của phương thức vận tải container đã dần phát triển rộng rãi trên toàn thế giới vì tiết kiệm được thời gian, chi phí vận chuyển. Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình container hóa để hòa nhập với xu hướng chung của thế giới, việc xây dựng hệ thống cảng container và đội tàu container hiện đại đang là yêu cầu cấp bách đối với ngành hàng hải Việt Nam.

PV

undefined