Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

"Hàng không Việt Nam sẽ tăng trưởng 12% mỗi năm từ 2023"

12:00 | 21/04/2022

Tập đoàn chế tạo máy bay Embraer vừa phát hành Sách Trắng với tiêu đề “Tiềm năng kết nối hàng không của Việt Nam”; trong đó dự báo, ngành hàng không Việt Nam sẽ tăng trưởng 12% trong vòng 10 năm tới.

Với dự báo này, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm về số lượng hành khách của ngành hàng không Việt Nam sẽ ở mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời, Embraer cũng nhận định rằng, ngành hàng không Việt Nam sẽ phục hồi hoàn toàn như mức trước đại dịch vào năm 2023.

Theo hãng này, với dân số khoảng 100 triệu người và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam cần tăng cường công suất ngành hàng không để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không theo kế hoạch, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,4% trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2030.

Xu hướng đi lại của Việt Nam so với các nước trong khu vực ASEAN (Nguồn: Embraer)

Tuy nhiên, kết quả phân tích từ Embraer cho thấy, mỗi người dân Việt Nam chỉ thực hiện trung bình 0,46 chuyến bay trong một năm (hoặc 2 năm một chuyến).

Tỷ lệ này thấp hơn nhiều nước trong khu vực như Malaysia, Brunei, Thái Lan và Indonesia.

Đồng thời, Embraer cũng chỉ ra rằng, việc xu hướng di chuyển vẫn còn ở mức khiêm tốn cho thấy tiềm năng to lớn của nhu cầu vận tải hàng không. Và khi nhu cầu của hành khách tăng lên, yêu cầu về một mạng lưới hàng không hiệu quả càng trở nên cấp thiết hơn.

Việt Nam đang thiếu cơ cấu máy bay nhỏ

Embraer cũng đánh giá, do thị trường Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào các máy bay công suất lớn, sự mất cân bằng giữa công suất máy bay và nhu cầu thị trường đã hạn chế khả năng phục vụ hiệu quả cho thị trường trong khu vực của các hãng hàng không. Do đó, các dịch vụ hàng không chỉ tập trung chủ yếu trên các chặng bay chính.

Một mạng lưới hàng không hiệu quả giúp kết nối các trung tâm tài chính lớn và cộng đồng nhỏ là chiếc chìa khóa dẫn tới sự tăng trưởng bền vững và đồng đều trong dài hạn. Khả năng mở rộng các lợi ích phụ thuộc vào chiều sâu và chiều rộng của ngành.

Việt Nam chủ yếu bao gồm các thị trường mật độ thấp và trung bình. Kể cả trước đại dịch COVID, mỗi ngày, khoảng 50% các chuyến bay nội địa và nội vùng có tối đa 150 hành khách trên mỗi chuyến. Trái lại, sức chứa trung bình của các máy bay tại thời điểm đó lên đến 190 ghế ngồi. Máy bay thân hẹp cỡ lớn là dòng máy bay chính trong hệ thống đội bay và chiếm 90% tổng số tàu bay.

Ví dụ, đường bay Nội Bài - Tân Sơn Nhất chiếm đến 23% trong tổng số vé máy bay nội địa bán ra của Việt Nam trong năm 2019. Ngoài đường bay này, chặng bay từ Hà Nội/TP.HCM tới 5 thành phố lớn nhất, bao gồm: Đà Nẵng, Phú Quốc và Nha Trang, chiếm hơn 50% tổng lượng hành khách.

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, các hãng hàng không của Việt Nam đã nhanh chóng đẩy mạnh công suất - trung bình 18% mỗi năm, được tính bằng đơn vị ASK (số ghế luân chuyển). Các hãng hàng không mở rộng năng suất bằng cách sử dụng các máy bay cỡ lớn hơn và/hoặc bay các chặng dài hơn, hoặc thậm chí thêm số chuyến bay.

Trong suốt giai đoạn 5 năm trước thời kỳ COVID, các chuyến bay bổ sung trên các tuyến đường chính là trụ cột quan trọng của ngành hàng không và chiếm 65% tổng công suất tăng trưởng.

Trong khi tính cạnh tranh trên các tuyến đường chính ngày càng tăng cao, các hoạt động khai thác trên các đường bay khu vực giúp kết nối các địa phương nhỏ tới TP.HCM, Hà Nội cũng như sân bay tại các thành phố như Đà Nẵng và Nha Trang vẫn có nhiều cơ hội đem lại nhiều lợi nhuận.

Nếu được thúc đẩy bởi mạng lưới hàng không hiệu quả và kết nối khu vực tăng cường, các thị trường có mật độ thấp hơn có thể phát triển sau đại dịch. Tuy nhiên, một vấn đề cấp thiết là phải cân bằng giữa công suất máy bay và nhu cầu của thị trường.

Nhược điểm của việc quá phụ thuộc vào máy bay thân hẹp cỡ lớn sẽ sớm lộ rõ khi loại máy bay này tỏ ra kém hiệu quả trong việc tăng cường sự kết nối tại các sân bay khu vực.

Hơn nữa, một số sân bay tại Việt Nam bị hạn chế và không thể tiếp nhận máy bay thân hẹp cỡ lớn. Các địa điểm đặc biệt như Côn Đảo, Cà Mau, Điện Biên Phủ và Rạch Giá hiện đang được trang bị máy bay sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt, Embraer đánh giá.

Một minh chứng được Embraer đưa ra là đường bay Hà Nội - Côn Đảo của Bamboo Airways. Trong năm 2019, Côn Đảo đã tiếp đón 400.000 du khách, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2020, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sân bay vẫn phục vụ 447.750 hành khách, tăng 4% so với năm 2019.

Trước khi máy bay phản lực loại nhỏ được đưa vào, máy bay sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt là loại máy bay duy nhất hoạt động tại sân bay Côn Đảo. Tuy nhiên, chiếc Embraer E190 đã giúp Bamboo Airways mang dịch vụ hàng không phản lực đến hòn đảo này.

Hiện có 36 chuyến bay từ/đến Côn Đảo mỗi ngày, trong đó, 16 chuyến được thực hiện bằng máy bay ATR và 20 chuyến bằng máy bay E190.

Hạ An

Theo Bizlive

undefined