Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Dự báo lãi suất huy động sẽ tăng 0,5%, lãi suất cho vay tăng nhẹ

12:00 | 11/09/2024

Ảnh minh họa.


Cụ thể, theo KBSV, thanh khoản hệ thống được hỗ trợ sau khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm ròng trên kênh thị trường mở, chủ yếu do lượng lớn tín phiếu đáo hạn trong khi hoạt động chào bán tín phiếu đã tạm ngưng kể từ phiên giao dịch ngày 26/8 cho đến nay.

Tính đến ngày 6/09, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng hơn 52.800 tỷ VNĐ vào hệ thống. Bên cạnh đó, lãi suất trên thị trường mở cũng có sự điều chỉnh, cụ thể từ ngày 05/08 lãi suất kênh cầm cố giấy tờ có giá và tín phiếu giảm 25 điểm cơ bản từ 4,5% xuống 4,25%.

Động thái điều chỉnh lãi suất cùng với việc dừng chào bán tín phiếu cho thấy định hướng hỗ trợ thanh khoản của Nhà điều hành, từ đó giúp tái định mặt bằng lãi suất thị trường liên ngân hàng xuống mức thấp hơn.

Lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn dưới 1 tháng dao động trong biên độ 4%-4,9% trong tháng 8, thấp hơn biên độ 4,3%-5% trong tháng 7 và có xu hướng giảm càng về cuối tháng. Tại thị trường 1, lãi suất huy động đã tăng 60 điểm cơ bản (bps) kỳ hạn 6 tháng, 40-61bps kỳ hạn 12 tháng kể từ vùng đáy tháng 4. Trong đó nhóm Ngân hàng quốc doanh (SoBs) nổi bật có Agribank điều chỉnh tăng 20- 30bps, các ngân hàng còn lại chưa điều chỉnh.

Nhóm NHTM lớn tăng 60 bps kỳ hạn 6 tháng, +40bps kỳ hạn 12 tháng; trong khi các NHTM vừa và nhỏ có mức tăng đáng kể hơn, khoảng 60bps cho cả 2 kỳ hạn trên. Xu hướng tăng lãi suất điều hành vẫn tiếp diễn ở hầu hết các ngân hàng trong tháng 8, nhưng có sự phân hoá khi xuất hiện một vài ngân hàng điều chỉnh hạ lãi suất trong bối cảnh giải ngân tín dụng vẫn chậm hơn kỳ vọng.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra thông báo điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các ngân hàng đã hoàn thành 80% chỉ tiêu tín dụng được cấp đầu năm. Điều này, một lần nữa cho thấy kỳ vọng về tín hiệu đảo chiều chính sách của FED, DXY suy giảm để củng cố sự tự tin cho Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách nới lỏng.

KBSV dự phóng lãi suất huy động sẽ tăng 30-50bps trong những tháng còn lại của năm 2024 do thanh khoản hệ thống được hỗ trợ từ những động thái của NHNN; áp lực tỷ giá suy giảm; mặt bằng lãi suất cho vay có thể tăng nhẹ nhưng vẫn được duy trì ở mức thấp theo chủ trương hỗ trợ nền kinh tế, thúc đẩy nhu cầu tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Kể từ khi FED tuyên bố thời điểm cắt giảm lãi suất đã đến, xu hướng giảm của đồng USD tiếp diễn, đã có lúc chạm mức 100.7 tại ngày 23/8 – mức thấp nhất kể từ tháng 7, sau đó DXY tăng nhẹ 1% trong tuần qua nhờ những thông tin tích cực từ chỉ số niềm tin tiêu dùng.

Hiện tại thị trường đang có 2 kịch bản cắt giảm lãi suất là 25bps và 50bps trong kỳ họp tháng 9 tới với xác xuất cho 2 kịch bản này lần lượt là 73% và 27% (trước đó 1 tuần là 57% và 43%). Những tín hiệu về việc FED đảo chiều chính sách đã xoa dịu áp lực tỷ giá trong thời gian gần đây. Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND tại ngày 06/09 đã giảm về mức 24.240 VND/USD giảm 2,07% so với cuối tháng 7.

Tương tự trên thị trường tự do tỷ giá cũng ghi nhận giảm 1,69%, tỷ giá trung tâm hiện ở mức 24.202 VND/USD (-0,22% so với cuối tháng 7, +1,41% từ đầu năm). Theo KBSV, áp lực tỷ giá từ nay đến cuối năm không còn quá lớn, dự báo tỷ giá USD/VND sẽ giảm về ngưỡng quanh vùng 25.000 VND/USD (+3.5% so với đầu năm) dựa trên cơ sở giải ngân FDI, kiều hối tốt hơn trong giai đoạn cuối năm; sự suy yếu của đồng USD sau khi FED cắt giảm lãi suất (mức giảm có thể lớn hơn 25bps).


Thu Minh

Theo VnEconomy

undefined