Kinh doanh

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Loạt doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ‘kêu cứu’

12:00 | 02/02/2023

Đại diện hàng nghìn doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở các địa phương vừa có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi các bộ, ngành góp ý việc sửa đổi Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu nhằm bảo đảm quyền lợi cũng như vận hành của chuỗi cung ứng xăng dầu.

Trong đơn gửi Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Công Thương, Tư pháp và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tại nhiều tỉnh, thành phố miền Bắc và miền Nam kiến nghị nhiều giải pháp để bình ổn thị trường.

Nhóm doanh nghiệp bán lẻ cho biết, Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu hiện có nhiều do nhiều quy định chưa phù hợp, đặc biệt là các quy định ở khâu bán lẻ dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu thua lỗ nặng nề trong thời gian dài, kéo theo sự đứt ngãy chuỗi cung ứng , thị trường bất ổn…

Theo các doanh nghiệp, trong khi thời gian qua, dù phải chịu mức chiết khấu 0 đồng, nhà cung cấp tự kê phí vận chuyển lên quá cao so thực tế nên các doanh nghiệp bán lẻ đang lỗ rất nặng nhưng vẫn buộc phải bán hàng.

Cùng với đó, doanh nghiệp bán lẻ chỉ được lấy hàng một nơi nên sau khi ký hợp đồng sẽ bị chèn ép chiết khấu, thương nhân phân phối cho chiết khấu bao nhiêu cũng phải nhận.

Loạt doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ‘kêu cứu’ - Ảnh 1.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho rằng, cần có những quy định chặt chẽ trong Nghị định mới về xăng dầu

“Kể cả sau 1, 2 năm đổi nhà phân phối khác thì vẫn bị chèn ép chiết khấu . Bởi nhà phân phối biết rằng nếu doanh nghiệp bán lẻ không lấy hàng thì cũng không thể lấy của nhà phân phối khác. Doanh nghiệp bán lẻ ở trong thế kẹt, mọi sự cạnh tranh bị triệt tiêu”, các doanh nghiệp kiến nghị.

Một điểm bất hợp lý, đó là thương nhân phân phối cũng sở hữu cửa hàng bán lẻ, làm chủ chuỗi cung ứng của chính họ. Các thương nhân phân phối được tính định mức lợi nhuận và được lấy hàng ở nhiều nơi, chủ động được nguồn hàng khi tham gia thị trường.

“Khi giá tăng, doanh nghiệp bán lẻ mua hàng thì thường bị nhà cung cấp từ chối bán, hầu hết là không giao hàng để giữ lại hưởng chênh lệch giá . Kiến nghị nên ghi nhận chiết khấu vào công thức tính giá cơ sở như là một khoản chi phí lưu thông ở khâu bán lẻ một cách hợp lý để đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp”, các doanh nghiệp kiến nghị.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 1 Nghị định số 95. Theo đó, doanh nghiệp bán lẻ được mua xăng dầu từ 3 doanh nghiệp đầu mối hoặc thương nhân phân phối. Cùng đó là sửa đổi, bổ sung các điều khoản liên quan đến cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu và một số quy định về cấp phép, thông báo cho cơ quan quản lý.

Phạm Tuyên

Theo Tiền phong

undefined