Kinh doanh

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Doanh nghiệp cạn vốn, tăng trưởng tiền gửi xuống mức thấp kỷ lục

12:00 | 23/11/2022

Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch cùng suy thoái kinh tế toàn cầu, lãi suất cho vay tăng, nhiều doanh nghiệp khan vốn, những đồng tiền gửi nhàn rỗi cuối cùng được tận dụng trong nỗ lực phục hồi.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dữ liệu mới nhất về tình hình tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).

Theo đó, cập nhật đến cuối tháng 9/2022, tổng phương tiện thanh toán đạt hơn 13,8 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 3,21% so với cuối năm 2021.

Trong đó, tổng quy mô tiền gửi của các tổ chức kinh tế ở mức hơn 5,78 triệu tỷ đồng, chỉ tăng trưởng 2,43% so với cuối năm 2021. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất so với cùng kỳ trong lịch sử dữ liệu thống kê được công bố và chưa được 1/3 mức tăng trưởng trung bình 7,98% vào cuối tháng 9 trong giai đoạn thống kê từ năm 2012 đến nay.

Trong khi đó, dữ liệu tiền gửi của cư dân cho thấy, đến cuối tháng 9/2022, quy mô tiền gửi của dân cư tại các TCTD ở mức gần 5,64 triệu tỷ đồng, tăng 6,38% so với cuối năm 2021, chỉ bằng một nửa so với mức tăng trưởng trung bình 12,1% trong 9 tháng đầu năm hàng năm trong giai đoạn thống kê từ năm 2012 tới nay.

Trước đó, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế thường được duy trì ở mức khá cao từ 8,3% đến 10,6% trong khi tăng trưởng tiền gửi cư dân đạt khoảng 9% đến 24% vào cuối tháng 9. Tuy nhiên, lượng tiền nhàn rỗi chảy vào hệ thống bắt đầu đi xuống và đặc biệt giảm mạnh trong vòng 2 năm qua.

Doanh nghiệp cạn vốn, tăng trưởng tiền gửi xuống mức thấp kỷ lục ảnh 1

Tăng trưởng tiền gửi ở mức thấp kỷ lục trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới tất cả các mặt của nền kinh tế nói chung và tình hình tài chính của người dân và doanh nghiệp nói riêng.

Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch cùng suy thoái kinh tế toàn cầu, lãi suất cho vay tăng, nhiều doanh nghiệp khan vốn, những đồng tiền nhàn rỗi cuối cùng được doanh nghiệp tận dụng trong nỗ lực phục hồi.

Tiền gửi chảy vào hệ thống giảm mạnh khiến chênh lệch huy động vốn – tín dụng duy trì ở mức âm từ tháng 7 tới nay. Điều này xảy ra ngay cả khi mặt bằng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã được đẩy cao hơn vùng trước COVID, với mức tăng trung bình 300-400 điểm cơ bản so với cuối năm 2021.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 10/2022, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt 11,5% so với cuối năm 2021. Với tốc độ tăng trưởng như trên, tín dụng đã tăng trên 17% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức cao so với cùng kỳ nhiều năm trước đây.

Trong khi đó, trong cùng khoảng thời gian trên, huy động vốn mới chỉ tăng khoảng 4,6% so với đầu năm, tức là chỉ bằng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng của tín dụng. Điều này đặt ra thách thức đối với hệ thống ngân hàng trong việc điều tiết hệ số sử dụng vốn.

Trần Thúy

Theo Bizlive

undefined