Nghiên cứu

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Mối quan hệ lạm phát – lãi suất – tỷ giá tác động đến xuất khẩu và đầu tư ở Việt Nam

12:00 | 30/12/2016

Tóm tắt: Lạm phát, lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ tương tác lẫn nhau và cùng tác động rất mạnh đến xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Do đó, nghiên cứu mối quan hệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá và tác động của chúng đến xuất khẩu và đầu tư, nhằm đề xuất giải pháp để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế thành công là một yêu cầu bức xúc hiện nay.

 

Từ khóa: Lạm phát, lãi suất, tỷ giá, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

  1. 1. Cơ sở lý thuyết:

1.1 Ngang giá sức mua - Mối quan hệ lạm phát tỷ giá và xuất khẩu

1.1.1 Ngang giá sức mua - Mối quan hệ lạm phát, tỷ giá

Theo lý thuyết một giá, trong điều kiện không có rào cản thương mại, không có thuế quan, không có chi phí vận chuyển, thì bất cứ một loại hàng hóa nào, ở các quốc gia khác nhau, nếu đo lường cùng một loại tiền, thì giá cả sẽ như nhau [Ngang giá sức mua - Purchasing power parity (PPP)]. Do đó, giữa hai quốc gia, nếu quốc gia nào có lạm phát cao hơn quốc gia kia, thì quốc gia đó sẽ gia tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu tới quốc gia kia.

Giả sử lạm phát ở Việt Nam cao hơn lạm phát ở Hoa Kỳ.

⇒        ↑ Việt Nam nhập khẩu hàng hóa, dịch từ Hoa Kỳ           ↓ Việt Nam xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tới Hoa Kỳ

⇒       Do đó, nhu cầu dollar Hoa Kỳ tăng, làm tăng giá đồng dollar Hoa Kỳ so với VND

⇒        Ở Việt Nam: Giá US. Hàng hóa ≥ Giá VN. Hàng hóa

Ở  Hoa Kỳ: Giá VN Hàng Hóa ≤ Giá US.Hàng hóa

Ph = Ph (1 + Ih )

Ph : Giá hàng hóa trong nước

Ih:Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam

Pf à Pf (1 + If ) (1 + ef )

Pf : Giá hàng  hóa, dịch vụ ở nước ngoài

If : Tỷ lệ lạm phát ở nước ngoài

ef : Tỷ lệ thay đổi giá trị đồng ngoại tệ

Nếu đang tồn ngang giá sức mua (PPP)  Þ      Ph = Pf

Ph (1 + Ih ) = Pf (1 + If ) (1 + ef )

ef =

Ih > If Þ ef > 0  Đồng ngoại tệ tăng giá

Ih < If Þ ef < 0  Đồng ngoại tệ giảm giá

Thí dụ 1.1: Giả sử 2016 lạm phát ở Việt Nam là  IVN.= 5% và  lạm phát ở Hoa Kỳ là IU.S= 2% .

Do lạm phát ở Hoa Kỳ thấp hơn ở Việt Nam nên US dollar  sẽ tăng giá so với VND là :

ef =    = 2.9412%

 

Giả sử tỷ giá VND/USD vào 31-12-2015 là 21,890 VND một $1. Nếu lạm phát ở Việt Nam 2016 là 5% và lạm phát ở Hoa Kỳ là 2%, theo lý thuyết ngang giá sức mua PPP thì US dollar sẽ tăng giá 2.9412% so với VND, cụ thể tỷ giá VND/USD vào cuối năm 2016 sẽ là 22,533.82 VND một $ tương ứng 643.82 VND/USD.

22,533.82 VND = 21,890 VND* (1+ ef )

22,533.82 VND = 21,890 VND * (1+ 2.9412%)

 

1.1.2 Ngang giá sức mua - Mối quan hệ lạm phát, tỷ giá, xuất khẩu

Giả sử giá một sản phẩm X ở Hoa Kỳ vào ngày 31-12-2015 là 100 USD/Sản phẩm, tương ứng 21,890,000 VND/Sản phẩm.Với mức lạm phát như trên (Mục 1.1.1), nếu tỷ giá VND/USD không đổi, 21,890 VND một $1, sản phẩm X vào 31-12-2016 tại Hoa Kỳ sẽ là 102 USD/Sản phẩm, tương ứng 2,232,780.00VND/Sản phẩm, và 2,298,450.00 VND/Sản phẩm ở Việt Nam tương ứng với 105 USD/Sản phẩm. Điều này sẽ đưa đến kết quả giá sản phẩm X ở Việt Nam rẽ hơn ở Hoa Kỳ, do đó các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ gia tăng xuất khẩu sản phẩm X sang Việt Nam, nhu cầu USD để thanh toán cho hàng nhập khẩu tăng, gây áp lực lên USD tăng giá so với Việt Nam đồng. Khi USD tăng giá, so với VND đến mức 2.9412%, tương ứng 643.82 VND/USD, đạt mức 22,533.82 VND/USD thì giá hàng hóa X tại Việt Nam bằng với giá hàng hóa X ở Hoa Kỳ là 2,298,450.00 VND/Sản phẩm (22,533.82 VND* 102USD), lúc bấy giờ kinh doanh chênh lênh lệch sẽ không còn diễn ra. Vì đạt ngang giá sức mua PPP.

 

1.2 Ngang giá lãi suất IRP (Interest Rate Parity) - Mối quan hệ lãi suất và tỷ giá và đầu tư

Theo hiệu ứng Fisher lãi suất danh nghĩa phi rủi ro bao gồm lãi suất thực và lạm phát dự kiến. Các nhà đầu tư quan tâm đến mức lãi suất thực, mặc dầu lãi suất danh nghĩa có thể khác nhau. Theo lý thuyết ngang giá lãi suất IRP, nếu không có thuế quan, không có rào cản thương mại, không có chi phí giao dịch thì bất cứ một khoản đầu tư nào ở các quốc gia khác nhau nếu tính cùng một loại tiền  sẽ có cùng mức tỷ suất sinh lời. Vì theo lý thuyết ngang giá sức mua PPP, quốc gia nào có lạm phát cao sẽ làm giá trị đồng tiền quốc gia đó giảm. Vì vậy quốc gia có lãi suất cao, hàm chứa lạm phát cao, do đó đưa đến kết quả nhà đầu tư, đầu tư trên thị trường tài chính trong và ngoài nước (ở quốc gia có lãi suất cao và quốc gia có lãi suất thấp)  sẽ có cùng mức lãi suất thực, nghĩa là thực hiện ngang giá lãi suất IRP.

rf = (1+if)(1+ef) -1

rh = (1+ih)

rf = rh

(1+ih) =  (1+if)(1+ef) -1

Do đó:

 

Với:

rf: Lợi suất đầu tư nước ngoài

if: Lãi suất đầu tư nước ngoài

rh Lợi suất đầu tư trong nước

ih: Lãi suất đầu tư trong nước

ef : Tỷ lệ điều chỉnh tỷ giá

 

Thí dụ 1.2: Giả sử 2016 lãi suất tín phiếu kho bạc (Lãi suất phi rủi ro ) ở Việt Nam là  iVN.= 7% và ở Hoa Kỳ là iU.S= 4% .

Do lãi suất tín phiếu khoa bạc ở Hoa Kỳ thấp hơn ở Việt Nam nên US dollar sẽ tăng giá so

với VND là :

ef =    = 2.8846 %

 

Giả sử tỷ giá VND/USD vào 31-12-2015 là 21,890 VND một $1. Nếu lãi suất tín phiếu kho bạc ở Việt Nam 2016 là 7% và lãi suất tín phiếu kho bạc ở Hoa Kỳ là 2%, theo lý thuyết ngang giá lãi suất IRP thì US dollar sẽ tăng giá 2.8846% so với VND, cụ thể tỷ giá VND/USD vào cuối năm 2016 sẽ là 22,521.44 VND một $ tăng tương ứng 631.44 VND/USD.

22,521.44 VND = 21,890 VND* (1+ ef )

22,521.44 VND = 21,890 VND * (1+ 2.8846%)

 

Nghĩa là một nhà đầu tư Hoa Kỳ, ngày 01-01-2016 đầu tư 100 USD vào tín phiếu kho bạc trên thị trường tiền tệ Hoa Kỳ với lãi suất 4%/năm, đến 31-12-2016 sẽ có vốn gốc và lãi là 104 USD {100 *(1+4%)}. Trong khi, đó nhà đầu tư này nếu đầu tư 100 USD trên thị trường tín phiếu kho bạc Việt Nam vào 01-1-2016: 2,189,000.00 VND (21,890*100), đến 31-12-2016 sẽ có vốn gốc và lãi là 2,342,230.00 VND {2,189,000.00VND*(1+7%)}. Qui ra USD dollar là 104 USD (2,342,230.00 VND/22,521.44 VND), giống như kết quả đầu tư trên thị trường tín phiếu kho bạc ở Hoa Kỳ (104 USD).

 

  1. 2. Thực trạng mối quan hệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá ở Việt Nam đã tác động đến xuất khẩu, đầu tư

2.1.1 Thực trạng mối quan hệ lạm phát, tỷ giá đã tác động đến xuất khẩu ở Việt Nam

Mối quan hệ lạm phát, tỷ giá đã tác động đến xuất khẩu ở Việt Nam, trong gia đoạn 1995-2015 như sau: (Xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Lạm phát, tỷ giá Việt Nam gia đoạn 1995-2015

VIỆT NAM

Hoa Kỳ

Tỷ giá

Tỷ giá

Năm

Giá tiêu dùng

Mức lạm phát một năm

Giá tiêu dùng

Mức lạm phát

thực tế VND/USD

VND/USD theo  PPP

Chi số giá

Tỷ lệ

Chi số giá

Tỷ lệ

Số tiền

Số tiền

0

1

2

4

5

7

8

1995

40.20

69.88

11,038.25

1996

42.48

5.67%

71.93

2.93%

11,032.58

11,332.49

1997

43.84

3.21%

73.61

2.34%

11,683.33

11,126.57

1998

47.03

7.27%

74.76

1.55%

13,268.00

12,340.71

1999

48.97

4.12%

76.39

2.19%

13,943.17

13,518.47

2000

48.13

-1.71%

78.97

3.38%

14,167.75

13,257.02

2001

47.92

-0.43%

81.20

2.83%

14,725.17

13,718.89

2002

49.76

3.83%

82.49

1.59%

15,279.50

15,050.56

2003

51.36

3.22%

84.36

2.27%

15,509.58

15,421.40

2004

55.34

7.76%

86.62

2.68%

15,746.00

16,277.21

2005

59.93

8.28%

89.56

3.39%

15,858.92

16,490.51

2006

64.35

7.39%

92.45

3.23%

15,994.25

16,498.01

2007

69.70

8.30%

95.09

2.85%

16,105.13

16,841.93

2008

85.81

23.12%

98.74

3.84%

16,302.25

19,094.96

2009

91.86

7.05%

98.39

-0.36%

17,065.08

17,514.57

2010

100.00

8.86%

100.00

1.64%

18,612.92

18,277.56

2011

118.68

18.68%

103.16

3.16%

20,509.75

21,413.35

2012

129.47

9.09%

105.29

2.07%

20,828.00

21,921.32

2013

138.01

6.59%

106.83

1.46%

20,933.42

21,880.52

2014

143.64

4.09%

108.57

1.62%

21,148.00

21,440.92

2015

144.91

0.88%

108.70

0.12%

21,697.57

21,308.53

 

Nguồn:

-          Tỷ giá: 2016 http://data.imf.org/regular.aspx?key=60998120. Truy cập 16-10-2016

-          Lạm phát: http://data.imf.org/regular.aspx?key=60998125. Truy cập 16-10-2016.

-          Lạm Phát: http://gso.gov.vn. Truy cập 16-10-2016. Truy cập 16-10-2016

-          Lãi suất http://data.imf.org/regular.aspx?key=60998122. Truy cập 16-10-2016

-          Và tính toán của tác giả

Ghi chú: Cột 8:  Áp dụng công thức: ef =

 

 

Hình 2.1: Đồ thị diễn biến tỷ giá VND/USD từ năm 1995-2015

 

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 1995-2015

Năm

EXP

1995

5448.90

1996

7255.80

1997

9185.00

1998

9360.30

1999

11541.40

2000

14482.70

2001

15029.20

2002

16706.10

2003

20149.30

2004

26485.00

2005

32447.10

2006

39826.20

2007

48561.40

2008

62685.10

2009

57096.30

2010

72236.70

2011

96905.70

2012

114529.20

2013

132032.90

2014

150217.10

2015

162400.00

 

 

 

 

 

 

Nguồn: http://data.imf.org/regular.aspx?key=60998127. Truy cập 09-11-2016

Ghi chú: EXP (Export): Xuất khẩu

Hình 2.2 Đồ thị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1995-2015

 

Qua bảng 2.1; 2.2 và hình 2.1; 2.2 chúng thấy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành tỷ giá VND/USD, trong giai đoạn 1995-2015, phù hợp với qui luật ngang giá sức mua PPP, điều này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua. Đây là thành tích đáng biểu dương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.1.2 Thực trạng mối quan hệ lãi suất, tỷ giá đã tác động đến đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

 

Mối quan hệ lãi suất, tỷ giá đã tác động đến đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, như sau: (Xem bảng 2.3).

 

Bảng 2.3: Mối quan hệ lãi suất, tỷ giá từ 1995-2015

 

 

VIỆT NAM

HOA KỲ

TỶ GIÁ

TỶ GIÁ

Năm

Tín phiếu kho bạc

Tín phiếu kho bạc

THỰC  TẾ

VND/USD THEO

Lãi suất một năm

Lãi suất một năm

VND/USD

IRP

0

3

6

7

9

1995

11,038.25

1996

5.02%

11,032.58

1997

10.88%

5.07%

11,683.33

11,642.12

1998

11.65%

4.82%

13,268.00

12,445.18

1999

8.93%

4.66%

13,943.17

13,809.01

2000

5.42%

5.84%

14,167.75

13,887.51

2001

5.49%

3.45%

14,725.17

14,446.90

2002

5.92%

1.61%

15,279.50

15,349.15

2003

5.83%

1.01%

15,509.58

16,007.58

2004

5.69%

1.37%

15,746.00

16,170.27

2005

6.13%

3.15%

15,858.92

16,200.13

2006

4.73%

4.72%

15,994.25

15,859.94

2007

4.15%

4.41%

16,105.13

15,954.89

2008

12.13%

1.46%

16,302.25

17,798.75

2009

8.04%

0.16%

17,065.08

17,584.54

2010

11.15%

0.13%

18,612.92

18,941.57

2011

12.35%

0.06%

20,509.75

20,899.59

2012

8.82%

0.09%

20,828.00

22,298.43

2013

6.64%

0.06%

20,933.42

22,198.54

2014

5.04%

0.04%

21,148.00

21,980.89

2015

4.23%

0.06%

21,697.57

22,029.53

 

Nguồn:

-          Tỷ giá: 2016 http://data.imf.org/regular.aspx?key=60998120. Truy cập 16-10-2016

-          Lạm phát: http://data.imf.org/regular.aspx?key=60998125. Truy cập 16-10-2016.

-          Lạm Phát: http://gso.gov.vn. Truy cập 16-10-2016. Truy cập 16-10-2016

-          Lãi suất http://data.imf.org/regular.aspx?key=60998122. Truy cập 16-10-2016

-          Và tính toán của tác giả

Ghi chú: Cột 4:  Áp dụng công thức: ef =

 

 

 

Hình 2.3: Đồ thị diễn biến tỷ giá thực tế và tỷ giá theo IRP

 

Qua bảng 2.3. và hình 2.3, chúng ta thấy từ năm 1995 đến trước khi xãy ra khủng hoảng thị trường tài chính Hoa Kỳ 1997, nhìn chung tỷ giá thực tế luôn bám sát tỷ giá ngang lãi suất IRP, nhưng từ năm 2011 đến nay, tỷ giá thực tế luôn khá thấp so với tỷ giá ngang lãi suất IRP, có thời điểm, như năm 2014 có lúc để thực hiện ngang giá lãi suất, tỷ giá VND/USD phải đạt tới 21,980.89 VND/USD, trong khi thực tế tỷ giá cùng thời điểm ở Việt Nam 21,148 VND/USD, thấp hơn 832.89 VND/USD (21,980.89 VND/USD - 21,148 VND/USD), điều này tạo cho nhà đầu tư tài chính nước ngoài đạt lợi nhuận siêu ngạch ở thị trường tài chính Việt nam, tuy có tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng làm bất bình đẳng trong thu nhập giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước và ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu.

Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần nghiên cứu điều chỉnh tỷ giá VND/USD để vừa đẩy mạnh xuất khẩu, vừa đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm đầu tư trực tiếp FDI và gián tiếp FII.

 

  1. 3. Giải pháp và kiến nghị

Căn cứ vào kết quả tính toán ở mục 2.1; 2.2 và hình 2.1, 2.2, chúng ta thấy trong thời gian dài từ 1995 đến 2015, Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã giải quyết tốt mối quan hệ lạm phát, tỷ giá theo  đúng qui luật, góp phần đưa  kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tăng từ 5,44 tỷ USD năm 1995 lên 162,40 tỷ USD vào năm 2015, một mức tăng đáng tự hào.

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào mối quan hệ lãi suất, tỷ giá, ngang giá lãi suất IRP và đầu tư nước ngoài, bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, thể hiện ở bảng 2.3; Hình 2.3, chúng ta thấy trong hai năm 2015; 2014 tỷ giá ngang giá lãi suất IRP lần lượt là 22,029.53 VND/USD; 21,980.89 VND/USD, so với tỷ giá thực tế cùng kỳ là 21,697.57VND/USD và 21,148 VND/USD. Điều này, tuy có mặt tích cực thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, nhưng sẽ tác động không tốt đến xuất khẩu của Việt Nam. Vì nếu một nhà đầu tư Hoa Kỳ vào 01- 01-2015 đầu tư 100 USD (2,114,800 VND = 21,148VND * 100USD) để mua tín phiếu kho bạc của Chính phủ Việt Nam, đến 31-12-2015 nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ có tổng số tiền là 2,204,256.04 VND {2,114,800*(1+ 4.23%)}, với tỷ giá thực tế 31-12-2015 là 21,697.57 VND/USD, nhà đầu tư Hoa Kỳ có số tiền qui ra USD là 101.59 USD (2,204,256.04/21,697.57), cao hơn nhiều so với đầu tư tại thị trường tài chính Hoa Kỳ là 100.06 USD {100*(1+0.06%)}.

Vì vậy, tác giả đề nghị Chính phủ, cụ thể là Ngân hàng nhà nước Việt Nam, căn cứ vào mối liên hệ lạm phát, tỷ giá; Lãi suất, tỷ giá và qui luật ngang giá sức mua PPP, ngang giá lãi suất IRP, tín hiệu thị trường, thực tế lạm phát ở Việt Nam hiện nay đang ở mức thấp (năm 2015 là 0.88%/năm và năm 2016 dự kiến dưới 6%), xem xét điều chỉnh tỷ giá VND so với USD ở mức cao hơn thực tế 3%, cụ thể là 22,348.49 VND/USD {21,697.57*(1+3%)} cho năm 2015 và tương tự như vậy cho những năm tiếp theo. Việc làm này để vừa kích thích xuất khẩu, vừa thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng không gây biến động lớn về tài chính vĩ mô (Lạm phát, tỷ giá, lãi suất,..). Mặt khác, hiện nay, tỷ giá theo qui luật ngang giá lãi suất đã cao hơn tỷ giá thực tế ngày 31-12-2015 là 1.53% (22,029.53/21,697.57).

Nếu thực hiện điều này, sẽ góp phần cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế thành công .

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Tài liệu trong nước

1) Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê.

02) Nguyễn Trung Trực, 2013, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1, Nhà xuất bản kinh tế Tp HCM

03) Nguyễn Trung Trực, 2013, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2, Nhà xuất bản kinh tế Tp HCM

04)  Nguyễn Trung Trực, 2015, Giáo trình Quản trị tài chính , Nhà xuất bản kinh tế Tp HCM

Tài liệu nước ngoài

01) Barry J. Epstein, EvaK. Jermakowicz, 2010, Interpretation and Application of International Financial Reporting Standards, Published by John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey

Published simultaneously in Canada

02) Jeff Madura, International Financial Management,10th edition 2011,Published by McGraw-Hill

03) John B. Cullen and K. Praveen Parboteeah, International Business, 2010

04) Krugman, Obstfeld, Melitz,International economics,9th edition 2012

05) Steven M. Bragg, Interpretation and Application of GENERALLY ACCEPTED ACCOUNTING PRINCIPLES by John Wiley & Sons, Inc. All rights reserved. Published by John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey Published simultaneously in Canad

06) Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield and Jeffrey Jaffe, 2012. Corporation  Finance 10th edition. Published by McGraw-Hill

 

TS, Nguyễn Trung Trực

Khoa TCNH Trường Đại học Công nghiệp Tp HCM

undefined