Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Vì sao Đức không bao giờ từ bỏ dự án Dòng chảy Phương Bắc 2?

12:00 | 31/03/2021

Mỹ áp đặt trừng phạt lên các bên để ép buộc từ bỏ dự án tỷ USD Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Tuy nhiên, Đức vẫn quyết theo đuổi dự án đến cùng. Lý do vì sao?

Theo các chuyên gia, việc Đức tiếp tục theo đuổi dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là vì bất ổn chính trị trong nước.

Không nhiều quốc gia đã nhìn nhận quá khứ của mình một cách thấu đáo như nước Đức, nhưng lịch sử vẫn có cách tác động lên gần như mọi vấn đề chính sách đối ngoại của nước này.

Và vấn đề lịch sử của Đức đã bị bên ngoài tận dụng với ý đồ riêng: các quốc gia mắc nợ Đức viện dẫn vấn đề Đức Quốc xã để tránh nợ; các bên vi phạm nhân quyền nhắc lại những vi phạm của Đức Quốc xã ngày xưa để tránh bị trừng phạt; thậm chí một số thành viên nhỏ hơn trong EU còn bày tỏ lo ngại về một nước Đức chi phối liên minh này như cách Đức Quốc xã đã từng làm mưa làm gió ở châu Âu.

Dĩ nhiên, trong các trường hợp trên, có nhiều khi là nước Đức tự gây ra. Các quan chức Đức được cho là đã từng dao động trước quyết định tăng chi tiêu quốc phòng vì sợ động thái này có thể khiến Đức không được tin tưởng; các giám đốc điều hành Đức đã tuyên bố một cách vô lý về các trại tạm giam gần nhà máy của họ ở Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Đức bảo vệ các thỏa thuận hợp tác với Tổng thống Nga Vladimir Putin như để trả nợ cho cuộc xâm lược Liên Xô của Hitler trước đây.

Và dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 được coi là một trong những "cái phao" để Đức giải quyết cuộc khủng hoảng do chính người Đức tạo ra.

"Phao" giải quyết khủng hoảng

Sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ngừng toàn bộ hệ thống điện hạt nhân của Đức nhưng không có kế hoạch dự trù nguồn năng lượng thay thế. Kết quả, Đức phải phụ thuộc lớn vào nguồn cung nhiên liệu hóa thạch được tập đoàn Gazprom của Nga cung cấp dầu khí giá rẻ.

Vì thế, dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 được khởi công và sẽ bơm dầu khí trực tiếp từ Nga đến Đức mà không cần qua Trung và Đông Âu. Dự án sẽ đi thẳng xuyên qua biển Baltic nắm “yết hầu” năng lượng của Đức.

Mặc dù Berlin vẫn có những cam kết về chống biến đổi khí hậu nhưng cam kết này sẽ khó thực hiện vì ngành công nghiệp, thói quen tiêu dùng của người dân Đức và quản lý yếu kém đã trói Đức vào nguồn năng lượng Nga.


Theo các chuyên gia, động cơ của Đức với dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 không phản ánh sự phát triển của quan hệ Đức-Nga mà thực chất là “cái phao” giải quyết khủng hoảng chính trị Đức, nhưng nó sẽ làm giảm kết nối các thị trường năng lượng châu Âu, cho Nga nắm quyền “sinh sát” nguồn năng lượng của khu vực Trung Âu, đe dọa nguồn cung an ninh của Ba Lan, gây tổn hại an ninh của Ukraine.

Các chuyên gia cũng cho rằng Berlin có những lựa chọn khác thay vì hủy hoại EU. Đức có thể gia hạn thời gian để dần loại bỏ điện hạt nhân hoặc đảo ngược lệnh dừng mà bà Merkel đã đưa ra. Ngoài ra, Berlin có thể đẩy giá điện hạt nhân lên cao để giảm nhu cầu sử dụng điện của ngành công nghiệp...

Tuy nhiên, mọi thứ sẽ không xảy ra vì các chính sách của Đức là hành động tự sát chính trị. Nước này đang bước vào năm bầu cử dày đặc với "superwahljahr" - còn được gọi là năm siêu bầu cử với 6 cuộc bầu cử khu vực và 1 cuộc bầu cử liên bang vào tháng 9.

Thiện chí với Moscow cùng khả năng bổ sung năng lượng từ dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 2 sẽ giải thoát cho các chính trị gia Đức khỏi áp lực và có thể "thảnh thơi" tiếp tục "superwahljahr" 2021.

Cái giá phải trả

Tuy nhiên, Đức phải trả giá cao để đa dạng nguồn cung khí đốt của Nga.

Các đảng đối lập đang có sự bất đồng ý kiến với chính phủ liên minh của Thủ tướng Angela Merkel. Đảng Xanh không đồng ý dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 về vấn đề môi trường. Đảng phái của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nobert Rottgen chia sẻ quan ngại của Mỹ về yếu tố địa chính trị của đường ống. Cả 2 đảng sẽ liên minh thành đối trọng của chính phủ bà Merkel.

Ở bên ngoài, việc theo đuổi chính sách đơn phương đã khiến Đức phải trả giá bằng sự xói mòn kết nối của châu Âu, dễ nhận thấy qua chính sách ngoại giao ngày càng gắt gao.

Thứ hai, Đức phải lệ thuộc vào Nga nhiều hơn không chỉ về năng lượng. Khi EU, Mỹ chỉ trích dự án Nord Stream 2, Đức phải biện minh về quyền tự chủ kinh tế, nguồn cung năng lượng và mục tiêu khí hậu để tránh đề cập vấn đề trong nước và chọc giận Nga.

Dự án được lưỡng đảng của Mỹ khuyên Đức nên dừng bằng nhiều cách thức khác nhau. Chính quyền Trump trước đây tin rằng luật trừng phạt của Mỹ sẽ khiến dự án “đi đến chỗ chết” và người Đức sẽ đơn phương chấm dứt, trong khi chính quyền Biden muốn áp dụng cách đàm phán và trao đổi thay vì trừng phạt.

Cả hai cách đều có điểm chung là tự tin chiến thắng và Đức phải nhượng bộ.

Tuy nhiên, Đức xem dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 là vấn đề sống còn và tuyên bố sẽ hoàn thành dự án bằng mọi giá và không có bất kỳ thỏa thuận nào ảnh hưởng đến Washington hay bất kỳ lệnh trừng phạt nào từ Mỹ và EU sẽ không khiến Đức lùi bước hợp tác với Nga vì sắp đến siêu bầu cử vào tháng 6.

Có thể thấy, nước Đức kiên trì với sự lựa chọn của mình. Việc Đức lựa chọn Nga với dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 cho thấy có sự bất đồng quan điểm và chia rẽ nội bộ giữa các đồng minh. Mỗi quốc gia có quyền tự chủ và Đức biết họ cần làm gì để thoát khỏi khủng hoảng.

(theo Foreign Policy)

Gia Kỳ
Theo Baoquocte

undefined