Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Thấm đòn thương chiến, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong 27 năm

12:00 | 15/07/2019

Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc chậm nhất kể từ đầu những năm 1990 trong bối cảnh thương mại đang diễn ra với Mỹ, trong khi các chỉ số hàng tháng cung cấp các dấu hiệu cho thấy sự ổn định đang nổi lên.

GDP tăng 6,2% trong quý II/2019 so cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 6,4% trong quý I/2019 và phù hợp với ước tính của các nhà kinh tế. Vào tháng 6, sản lượng của nhà máy tăng 6,3%, doanh số bán lẻ tăng 9,8%, trong khi đầu tư tăng 5,8% trong nửa đầu năm – việc cả chỉ số này vượt dự báo cho thấy các biện pháp kích thích để kiềm chế sự chậm lại có thể đang được thực thi.

Sự chậm lại nhấn mạnh áp lực mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải đối mặt khi họ cố gắng đàm phán một thỏa thuận với Mỹ, đồng thời cân bằng mục tiêu tạo việc làm, trong khi vẫn phải giải quyết những rủi ro tài chính trong nước. Mặc dù các nhà đàm phán Trung Quốc đang trong quá trình thảo luận với các đối tác Mỹ một lần nữa, không có gì chắc chắn rằng sẽ đạt được thỏa thuận kịp thời để ngăn chặn thiệt hại kinh tế hơn nữa.

Tham don thuong chien, kinh te Trung Quoc tang truong cham nhat trong 27 nam
Một số chỉ báo của kinh tế Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Trong nửa đầu năm, GDP của Trung Quốc tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Cục thống kê Trung Quốc cho biết nền kinh tế phải đối mặt với một tình huống phức tạp với những bất ổn bên ngoài gia tăng, Reuters đưa tin.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt với áp lực giảm giá mới và sẽ cố gắng đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, văn phòng thống kê cho biết thêm.

Tranh chấp thương mại giữa với Mỹ đang đè nặng lên nền kinh tế số 2 thế giới. Dữ liệu vào ngày 12/7 cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 sụt giảm so với cùng kỳ năm trước do việc Mỹ áp thuế cao hơn. Nhập khẩu vào Trung Quốc cũng giảm mạnh do nhu cầu trong nước chậm lại.

Có những lo ngại về sự suy giảm kinh tế trên toàn cầu nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc kéo dài.

Vishnu Varathan, người đứng đầu bộ phận kinh tế và chiến lược châu Á và châu Đại Dương tại Ngân hàng Mizuho cho biết, số liệu tăng trưởng  kém  khả quan của kinh tế Trung Quốc có thể gây ra sự chao đảo ở phần còn lại của châu Á.

Khi xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại, “điều đáng lo ngại hơn là nếu nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục suy giảm có thể gây ra rủi ro về hiệu ứng chuỗi cung ứng làm tổn thương phần còn lại của châu Á, mà Trung Quốc vẫn là một thị trường lớn, chanh”, Varathan cho biết trong một lưu ý hôm 15/7.


Mạnh Đức

Theo NCĐT

Advertisement

 

undefined