Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Tại sao Trung Quốc muốn phát triển hệ thống đường sắt kết nối khắp Đông Nam Á?

12:00 | 17/01/2019

Trong khi tham vọng của người Nhật bị trì hoãn lại bởi bất đồng về tài chính và nhiều yếu tố khác, Bắc Kinh đã nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ để thế chỗ.

Tại sao Trung Quốc muốn phát triển hệ thống đường sắt kết nối khắp Đông Nam Á?

Ảnh; GettyImages

Khi mà công ty Itochu và hãng sản xuất tàu Hitachi của Nhật rút khỏi dự án đường sắt cao tốc quy mô 7 tỷ USD gần Bangkok, nó dường như là một chiến thắng với Trung Quốc và đại kế hoạch kết nối Đông Nam Á bằng đường sắt.
Theo báo Nikkei, đã nhiều thập kỷ nay, Thái Lan nằm ở tâm điểm chiến lược của chính phủ Nhật trong việc phát triển khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Nhật đã có nhiều cuộc bàn thảo để xây hệ thống tàu cao tốc kiểu shinkanshen tại khu vực phía Đông và Bắc Thái Lan nhằm củng cố quan hệ giữa hai nước.
Thế nhưng trong khi tham vọng của người Nhật bị trì hoãn lại bởi bất đồng về tài chính và nhiều yếu tố khác, Bắc Kinh đã nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ đàm phán để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc ở miền Bắc Thái Lan.
Đối với nhiều người, những dự án đường sắt có thể coi như biểu tượng cho tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một lớn dần tại đất nước mà người Nhật đã mất nhiều thập kỷ để xây dựng quan hệ.
Tuy nhiên, tham vọng xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc tất nhiên không dừng lại chỉ ở Bangkok. Trong mạng lưới đường sắt 3.000 km, các đường sắt của Trung Quốc sẽ kéo dài hơn nữa xuống phía Nam, trải dài xuống tận Malaysia và vào cả Singapore.
Singapore là nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). So với tất cả các nước trong khu vực, Singapore cũng có quan hệ thân cận nhất với Mỹ. Chính vì vậy, Singapore có tầm quan trọng không nhỏ với Trung Quốc.
Giáo sư tại đại học ICU ở Tokyo, ông Stephen Nagy, nói: “Nếu Bắc Kinh có thể lôi kéo được Singapore và đưa nước này vào quỹ đâọ, chắc chắn Singapore sẽ giảm bớt mối quan hệ an ninh với Mỹ”. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ASEAN sẽ phải nhượng bộ nhiều hơn với Bắc Kinh trong không ít vấn đề.
Singapore cũng là cửa ngõ để vào eo Malacca – khu vực trung chuyển quan trọng của hàng hải quốc tế, kết nối giữa khu vực dầu mỏ Trung Đông và khu vực Đông Á khát năng lượng. Mỹ có tàu ở cảng Singapore và có tập trận chung với quân đội Singapore.
Chính trường Malaysia thay đổi, kế hoạch mà Trung Quốc tính sẽ thực thi với Singapore buộc phải hoãn lại. Sau cuộc bầu cử vào tháng 5/2018, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã quyết định sẽ tạm trì hoãn dự án đường sắt kết nối miền Nam Thái Lan với Kuala Lumpur và đồng thời trì hoãn dự án đường sắt 350km kết nối giữa thủ đô Malaysia và Singapore.
Tham vọng phát triển hệ thống đường sắt mà Trung Quốc đang thực thi tại Đông Nam Á có nhiều ý nghĩa quan trọng. Giao thông giữa các quốc gia phát triển sẽ kết nối tốt hơn Trung Quốc với nhiều nền kinh tế nhỏ khắp Đông Nam Á, theo nhận định của giáo sư đại học John Hopkins, ông Ken Calder.

TRUNG MẾN

Theo Bizlive

undefined