Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Hàng loạt nhà xuất khẩu của Trung Quốc tăng giá bán hàng hóa gây lo ngại về lạm phát toàn cầu

12:00 | 20/10/2021

Thông điệp tăng giá bán hàng hóa từ hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc chỉ khiến cho thêm nhiều người tin vào khả năng lạm phát toàn cầu sẽ không chỉ tăng trong ngắn hạn.

Hàng loạt nhà xuất khẩu của Trung Quốc tăng giá bán hàng hóa gây lo ngại về lạm phát toàn cầu

Công ty sản xuất các sản phẩm nội thất tại tỉnh Chiết Giang có tên Zhejiang Zhendong Leisure Products mỗi năm bán ra thị trường cả triệu chiếc ghế tại nhà máy ở miền Đông Trung Quốc. Sản phẩm của công ty được bán đến nhiều khu vực của Mỹ và được sử dụng tại nhiều khu vườn khắp châu Âu.
Theo Bloomberg, việc nhu cầu tăng cao tính từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra đã dẫn đến tình trạng đơn hàng đặt kéo dài cho đến tháng 4 năm sau, đồng thời công ty cũng đã tăng giá sản phẩm thêm đến 10%. Quản lý bán hàng các thị trường nước ngoài của công ty, bà Sonia Lu, cho biết thay cho việc gây tổn hại đến nhu cầu, việc tăng giá chỉ khiến người mua hàng tăng đặt hàng lên hơn nữa bởi lo ngại giá sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai.
Một doanh nghiệp khác của Trung Quốc chuyên sản xuất các loại ô dùng trên bãi biển và các khu vườn và bán hàng qua hệ thống các doanh nghiệp bán lẻ lớn như Walmart hay Carrefour SA có tên Shaoxing Gaobu Tourism Products thậm chí đã tăng giá bán hàng thêm khoảng 20% và hiện cũng không hề lo ngại việc tăng giá sẽ khiến cho doanh nghiệp mất đơn hàng.
Dù rằng khách hàng tìm đến bên bán hàng nào, họ cũng sẽ phải đương đầu với thực tế rằng giá hàng bán đã được điều chỉnh tăng, quản lý bán hàng Lyric Lian cho hay.
Thông điệp tăng giá bán hàng hóa từ hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc chỉ khiến cho thêm nhiều người tin vào khả năng lạm phát toàn cầu sẽ không chỉ tăng trong ngắn hạn như tuyên bố của nhiều nhà hoạch định chính sách ví như ông Jerome Powell.
Việc nhiều nhà xuất khẩu của Trung Quốc tăng giá bán hàng hóa khi mà chi phí vận tải đã tăng lên mức cao kỷ lục đang khiến nhiều người sợ hãi về kịch bản lạm phát tăng cao. Chi phí vận chuyển hiện tại đã tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước, theo công ty nghiên cứu và tư vấn hàng hải Drewry.
Đã nhiều năm nay, các nhà máy của Trung Quốc giữ vai trò kìm hãm lạm phát toàn cầu tăng nóng bởi họ giảm chi phí nhằm giữ được khách hàng ngoại trong bối cảnh nhu cầu đi xuống và cần phải cạnh tranh với nhiều trung tâm sản xuất mới nổi khác trong khu vực ví như Việt Nam. Tuy nhiên việc xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng bùng nổ tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu đã thay đổi tất cả những điều này, chính vì vậy các nhà sản xuất có đủ tự tin để tăng giá với các khách hàng ở nước ngoài.
Khi mà nhu cầu toàn cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19, giá cả hàng hóa dù cao hơn vẫn không khiến các doanh nghiệp mất khách hàng: xuất khẩu Trung Quốc được dự báo tăng 21% trong năm nay và như vậy ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 thập kỷ.
Chỉ số giá cả xuất khẩu của Hồng Kông, vốn được coi như một chỉ báo tốt cho giá xuất khẩu của Trung Quốc bởi thành phố này là nơi trung chuyển chủ yếu của hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, hiện đã tăng đến 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Cục thống kê lao động Mỹ công bố chỉ số giá hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc tăng khoảng từ 3-5% khi mà giá nhiều loại hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc như thiết bị điện tử, thiết bị gia dụng và giày dép tăng cao.
Giá hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ cũng tăng so với năm ngoái.
Giá cả các sản phẩm nội thất, giao thông và y tế chiếm khoảng 2/3 trong giỏ hàng hóa được sử dụng để tính toán lạm phát giá cả tiêu dùng tại Mỹ. Còn theo tính toán của Ngân hàng Trung ương Canada, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 5% trong giỏ hàng của doanh nghiệp này. Sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, người ta đã kết luận rằng các nhà nhập khẩu và bán lẻ thường chấp nhận việc tăng giá đó chứ không đẩy nó hoàn toàn về phía người tiêu dùng.
Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu cho thấy việc tăng giá sẽ diễn ra phổ biến hơn. Việc nhiều nước trên thế giới đang cùng tranh mua hàng hóa nguyên liệu thô đồng nghĩa chi phí đầu vào của nhiều nhà máy sản xuất tại Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 26 năm, phía Bắc Kinh nói rằng các nhà máy sẽ có thể đương đầu với vấn đề chi phí điện tăng đến 20% bởi tình trạng thiếu năng lượng như hiện nay.

TRUNG MẾN

Theo Bizlive

undefined