Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Dự kiến thêm nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

12:00 | 21/07/2021

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 7 nhóm chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như: Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; Hỗ trợ tín dụng đầu tư; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố đề xuất dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.
Dự thảo được cơ quan này xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn  về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trên.
Theo dự thảo Nghị định, nguyên tắc thực hiện một số cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu của nhà nước và quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là nhà nước ưu đãi đầu tư thông qua miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Đồng thời, hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư, cấp bù chênh lệch lãi suất vốn vay và đơn giản thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở các chính sách khác có cùng nội dung ưu đãi, hỗ trợ tại nghị định này thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng một mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.
7 NHÓM CHÍNH SÁCH MỚI HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Theo dự thảo, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho doanh nghiệp theo dự án quy định tại nghị định này là mức hỗ trợ tối đa. Mức hỗ trợ cụ thể do cơ quan có thẩm quyền quyết định căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
Cùng đó, ưu tiên hỗ trợ các dự án đầu tư có quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng; dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp có hiệu quả cao.

Cụ thể về các chính sách ưu đãi và hỗ trợ, dự thảo đưa ra 7 nhóm chính sách gồm:

1. Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước

Khi doanh nghiệp thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước để thực hiện các dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước hai phần ba (2/3) thời gian thuê, tính từ ngày Nhà nước có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.

Doanh nghiệp thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước để thực hiện dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước một phần hai (1/2) thời gian thuê, tính từ ngày Nhà nước có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.

Theo đó, doanh nghiệp thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước để thực hiện Dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước một phần ba (1/3) thời gian thuê, tính từ ngày Nhà nước có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.

2. Hỗ trợ tập trung đất đai

Doanh nghiệp thuê, thuê lại đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện Dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì được Nhà nước hỗ trợ tối đa 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước 5 năm đầu tiên kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động.

Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến nông sản được Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu được hỗ trợ 50 triệu đồng/ha, không quá 40% tổng mức đầu tư dự án, tối đa 10 tỷ đồng/dự án.

3. Hỗ trợ tín dụng đầu tư

Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại để thực hiện dự án bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, tính trên số vốn vay dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hỗ trợ.

Theo đó, thời gian hỗ trợ lãi suất kể từ thời điểm đề nghị hỗ trợ tối đa 9 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, tối đa 7 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và tối đa 5 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư.

Về hạn mức hỗ trợ, lãi suất không quá 70% tổng vốn vay của dự án.

4. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ

Thực hiện theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hỗ trợ không quá 40% kinh phí thực hiện và tối đa 1,5 tỷ đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ/kết quả nghiên cứu khoa học.

Về điều kiện hỗ trợ: Các đề tài, bản quyền, công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học đề xuất hỗ trợ phù hợp định hướng phát triển của doanh nghiệp, được cơ quan quản lý, nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên thẩm định, xác nhận sự phù hợp.

5. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường

Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 1,5 tỷ đồng/dự án, hỗ trợ cho doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề hoặc thuê đào tạo nghề không quá 40% chi phí đào tạo cho một lao động, mức hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/lao động; hỗ trợ không quá 40% chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu nông sản và tham gia triển lãm hội chợ trong nước, ngoài nước.

6. Hỗ trợ dự án đầu tư chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản

Doanh nghiệp có dự án đầu tư chăn nuôi gia súc (bao gồm: trâu, bò, lợn, dê, cừu) để làm giống, lấy sữa hoặc lấy thịt được hỗ trợ không quá 40% tổng mức đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án, tối đa 10 tỷ đồng/dự án.

Doanh nghiệp có dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ không quá 40% tổng mức đầu tư dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án, tối đa 15 tỷ đồng/dự án.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ không quá 40% tổng mức đầu tư dự án, tối đa 15 tỷ đồng/dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng đối với cơ sở chế biến, bảo quản nông sản; mức hỗ trợ không quá 40% tổng mức đầu tư dự án, tối đa 8 tỷ đồng/dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

Doanh nghiệp có tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng/tấn tải trọng, không quá 40% tổng mức đầu tư, tối đa 15 tỷ đồng/tàu.

Trình tự và thủ tục hỗ trợ đầu tư với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Doanh nghiệp nộp gồm 3 bộ hồ sơ (bản chính) và 1 bản điện tử kèm theo, gồm: Đề xuất dự án đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản đề nghị hỗ trợ đầu tư, các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Đối với đề nghị hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu nộp kèm theo giấy tờ góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để hình thành vùng nguyên liệu.

Đối với đề nghị hỗ trợ tín dụng nộp kèm theo hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng.

Đối với đề nghị hỗ trợ tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá chỉ nộp: Văn bản đề nghị hỗ trợ, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ và các tài liệu xác định giá trị của tàu.

TUẤN VIỆT

Theo Bizlive

undefined