Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Đông Nam Á sẽ không phải công xưởng tiếp theo của thế giới ngay cả khi các nhà máy chạy khỏi Trung Quốc

12:00 | 09/04/2019

Ngày càng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chạy nhà máy khỏi Trung Quốc dù chiến tranh thương mại sắp đến hồi kết nhưng Đông Nam Á có thể không phải đích đến.

Đông Nam Á sẽ không phải công xưởng tiếp theo của thế giới ngay cả khi các nhà máy chạy khỏi Trung Quốc


Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng kéo nhiều tập đoàn đa quốc gia của Mỹ rời nhà máy khỏi nơi từng được mệnh danh là công xưởng của thế giới. Việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho các chuỗi cung ứng của họ cũng diễn ra. Trong một năm tới, nhiều sự xáo trộn sẽ được ghi nhận.

Theo khảo sát của Bain and Company, dù chiến tranh thương mại đang có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng làn sóng di rời có dấu hiệu mạnh hơn. Một năm trước, 50% số lãnh đạo công ty được hỏi cho biết họ chưa có ý định gì với việc chuyển dịch khu vực sản xuất. Tuy nhiên, khảo sát lần này cho thấy 60% số doanh nghiệp được hỏi đã chuẩn bị cho sự ra đi.

Những "cơn gió ngược" trên bảng cân đối kế toán chính là lý do. Các doanh nghiệp nhận thấy khách hàng phải trả một phần trong số đó và họ đang cố gánh tìm cách để đánh giá lại chuỗi cung ứng của mình. Chuỗi cung ứng chính là mạng lưới giữa công ty và các nhà cung cấp của nó trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm.

Chi phí nhân công rẻ là một trong những yếu tố đưa Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới. Tuy nhiên, lợi thế này bị xói mòn khi chi phí nhân công tăng. Cuộc khảo sát được tiến hành với 200 lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp và chuỗi cung ứng Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc cho thấy làn sóng ra đi có thể diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới.

Dù vậy, một số ngành sản xuất vẫn sẽ ở lại Trung Quốc khi nước này chuyển sang hướng kinh tế tiêu dùng. Các nhà máy phục vụ xuất khẩu sẽ được chuyển sang Đông Nam Á. Tuy nhiên, Bain and Company cho rằng Đông Nam Á sẽ khó trở thành công xưởng của thế giới theo cách mà Trung Quốc đã làm 2 thập kỷ trước.

Theo đánh giá, các doanh nghiệp đều đẩy mạnh tự động hóa và cải tiến công nghệ. Theo đó, người ta sẽ không tập trung vào một khu vực để sản xuất mà thay vào đó là sự phân mảnh. Chẳng hạn, các công ty sẽ làm sản phẩm ở nhiều nơi khác gần với thịt rường mà họ muốn hướng tới là Mỹ và châu Âu.

Các tập đoàn đa quốc gia đang hành động khi ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động lên họ. Một số công ty hiện đang tìm kiếm các nhà cung ứng, các nguồn sáng tạo và thậm chí là các lĩnh vực sản xuất mới.

Chiến tranh thương mại kéo dài sẽ tạo ra những hóa đơn mà người tiêu dùng phải trả một phần trong số đó. Các doanh nghiệp cũng khó đẩy hết áp lực lên người tiêu dùng và họ cũng sẽ phải chịu thiệt thòi. Đó là chi phí để duy trì thị phần ngay cả khi tỷ suất lợi nhuận của họ giảm.

Theo Trí thức trẻ

undefined