Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Doanh nghiệp Trung Quốc đối diện khủng hoảng cạn tiền do dịch cúm corona

12:00 | 21/02/2020

Khi mà dịch bệnh càng kéo dài, tình trạng thiếu tiền mặt sẽ càng tồi tệ hơn. Doanh nghiệp sẽ khó mà tự giải cứu. Chính phủ sẽ cần phải cho vay để hỗ trợ, chuyên gia nhận định.

Doanh nghiệp Trung Quốc đối diện khủng hoảng cạn tiền do dịch cúm corona
Ảnh: Nikkei
Khi mà ông Danny Lau mở cửa lại nhà máy sản xuất tấm nhôm tại thành phố Đông Quản trong tuần trước sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đàn dài, chưa đầy 1/3 trong tổng số 200 công nhân có mặt, theo bài đăng mới đây trên báo Nikkei.
Doanh nhân Hồng Kông nói: “Công nhân không thể trở lại nhà máy”. Phần lớn người làm cho ông đến từ các tỉnh miền Trung của Trung Quốc, trong đó có 11 người đến từ tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc, tỉnh tâm dịch. Nhiều công nhân cho biết họ bị cấm rời khỏi quê nhà khi mà giới chức địa phương cố gắng kiềm chế dịch bệnh.
Vốn từ trước đó, công việc kinh doanh của ông Lau đã chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thuế 25% mà phía Mỹ áp với sản phẩm nhôm Trung Quốc. Giờ đây ông lo ngại rằng tình hình hạn chế trong sản xuất sẽ khiến cho người Mỹ có thêm lý do để hủy đơn hàng với ông và chuyển sang nhiều nhà cung cấp Đông Nam Á.
Virus cúm corona đang khiến cho tình hình trở nên tệ hơn.
Cú sốc kép đó đang tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa trên khắp Trung Quốc buộc nhà chức trách và các ngân hàng phải hỗ trợ cho doanh nghiệp. Rủi ro đối với doanh nghiệp hiện không thể cao hơn được nữa: Số lượng những công ty nhỏ chiếm khoảng 99,8% các công ty ở Trung Quốc, nhóm này tuyển dụng 79,4% người lao động. Họ đóng góp khoảng hơn 60% GDP và với chính phủ, họ góp khoảng hơn 50% nguồn thu thuế.
Những công ty có thể khôi phục được sản xuất như công ty của ông Lau vẫn thuộc nhóm may mắn. Nhiều doanh nghiệp khác hiện vẫn đang hoàn toàn không thể hoạt động trở lại do dịch cúm lây lan rộng. Một số nhà kinh doanh không thể làm được gì nhiều ngoài việc cầu nguyện cho mọi việc trở lại bình thường.
85% trong số 1.506 các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia khảo sát vào đầu tháng 2/2020 cho biết họ sẽ có thể hết tiền trong vòng 3 tháng tới, theo báo cáo nghiên cứu của đại học Thanh Hoa và đại học Bắc Kinh. 1/3 số người trả lời cho biết dịch bệnh chắc chắn sẽ tác động xấu đến doanh thu của họ, làm doanh thu giảm khoảng hơn 50%.
Giáo sư tại trường Kinh tế và Quản lý thuộc đại học Thanh Hoa – Trung Quốc, ông Zhu Wuxiang, nói: “Phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu hoạt động và họ không có nhiều nguồn thu như các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhà nước”.
Thế nhưng các chủ doanh nghiệp phải trả tiền thuê nhà, tiền lương nhân viên, tiền cho các nhà cung cấp và chủ nợ bất chấp việc họ có khôi phục được công việc sản xuất hay không.
Ông Zhu nói: “Khi mà dịch bệnh càng kéo dài, tình trạng thiếu tiền mặt sẽ càng tồi tệ hơn. Doanh nghiệp sẽ khó mà tự giải cứu. Chính phủ sẽ cần phải cho vay để hỗ trợ”.
Tính đến ngày thứ Hai tuần này, chỉ khoảng 25% người lao động đã trở lại các thành phố cấp 1 làm việc, theo tính toán của công ty môi giới Nomura, dựa trên số liệu của Baidu. Cùng giờ này năm trước, 93% người lao động đã trở lại làm việc.
Chuyên gia kinh tế trưởng tại Trung Quốc của Nomura, ông Lu Ting, khẳng định chính quyền địa phương khắp Trung Quốc hiện đang đối diện với vấn đề là liệu có nên tập trung vào ngăn virus lây lan hay khuyến khích các nhà máy mở cửa trở lại.
Ông Lu khẳng định sẽ không có ích lợi gì từ việc chạy đua mở cửa lại các nhà máy, chi phí lây nhiễm thậm chí còn tồi tệ hơn bởi rủi ro lây nhiễm cao. Tuy nhiên ông cho rằng hoạt động kinh tế sẽ khởi động lại sau vài tháng nữa.

 


TRUNG MẾN

Theo Bizlive

undefined