Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Căng thẳng thương mại “phủ bóng đen” lên kinh tế Trung Quốc

12:00 | 17/06/2019

Bằng việc theo đuổi các dự án đường sắt và hạ tầng trải dài nhiều thành phố và tỉnh, chính quyền Trung Quốc hy vọng sẽ tạo ra việc làm, bù đắp thiệt hại cho những người lao động nhập cư mất việc.

Căng thẳng thương mại “phủ bóng đen” lên kinh tế Trung Quốc

Ảnh: Reuters

Căng thẳng thương mại với Mỹ đang tạo ra nhiều bóng đen lên kinh tế Trung Quốc, theo nhiều số liệu kinh tế mới được công bố vào ngày thứ Sáu. Điều này xảy ra ngay cả khi chính quyền Bắc Kinh đẩy mạnh đầu tư hạ tầng tại các địa phương vốn đã nợ nần nhiều từ trước đó.

Số liệu mới công bố cho thấy sản xuất công nghiệp tăng trưởng chỉ 5% trong tháng 5/2019, giảm 0,4 điểm phần trăm so với tháng 4/2019 và như vậy ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất tính từ tháng 1 và tháng 1/2009.
Hoạt động sản xuất điện, chỉ báo quan trọng của ngành công nghiệp, tăng trưởng chỉ 0,2%. Sự suy yếu đặc biệt rõ nét trong ngành ô tô, sản lượng ngành ô tô giảm 22% trong tháng trước, doanh số bán ô tô tại Trung Quốc cũng giảm sâu trong tháng 4/2019.
Sản lượng máy móc công nghiệp và robot đồng thời giảm, đây là những sản phẩm bị Washington nhắm đến tăng thuế vào năm ngoái.
Hoạt động tuyển dụng tại các khu vực đô thị giảm tháng thứ 3 liên tiếp, chỉ khoảng 1,38 triệu người được tuyển dụng trong tháng 5/2019, giảm 40 nghìn so với 1 năm trước.
Giám đốc Viện nghiên cứu thương mại quốc tế, ông Liang Ming, nhận xét: “Chiến tranh thương mại đang gây ra nhiều tác động tiêu cực lên hoạt động tuyển dụng. Chính quyền các địa phương đang yêu cầu doanh nghiệp địa phương không sa thải nhân lực ngay cả nếu việc làm có ít đi”.
Đầu tư vào tài sản cố định như hoạt động xây dựng nhà ở và nhà xưởng cũng chững lại, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5,6% trong giai đoạn từ tháng 1 đến hết tháng 5/2019, giảm 0,5% so với 4 tháng đầu năm.
Dù chính quyền nhiều địa phương đang thiếu tiền để đầu tư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng này đã cho phép họ vay thêm tiền để xây dựng các dự án mới như đường sắt cao tốc hay đường cao tốc. Chính quyền trung ương cũng yêu cầu các ngân hàng, công ty bảo hiểm và nhiều tổ chức tài chính khác cho các dự án hạ tầng vay.
Bằng việc theo đuổi các dự án đường sắt và hạ tầng trải dài nhiều thành phố và tỉnh, chính quyền Trung Quốc hy vọng sẽ tạo ra việc làm, bù đắp thiệt hại cho những người lao động nhập cư mất việc tại các nhà máy.


Trung Mến
Theo Bizlive

undefined