Quan sát

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Căng thẳng leo thang với EU, Ba Lan thề không cúi đầu, Đức ra mặt

12:00 | 22/10/2021

Ngày 21/10, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố, Warsaw sẽ không cúi đầu trước việc các cơ quan trung ương của Liên minh châu Âu (EU) cho mình quyền quyết định về năng lực của các nước thành viên, bao gồm cả an ninh quốc gia.

Tới tham gia hội nghị của các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên EU, ông Morawiecki cho biết sẽ tìm kiếm các giải pháp cho những tranh cãi đang xảy ra giữa Warsaw với khối này, vốn đã leo thang nhanh chóng sau khi tòa án tối cao Ba Lan có động thái thách thức một nguyên tắc then chốt của hội nhập.

Phản ứng trước tuyên bố của nhà lãnh đạo Ba Lan, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho hay, các lãnh đạo EU sẽ phải cứng rắn hơn với Ba Lan và đề nghị Warsaw bảo vệ sự độc lập của cơ quan tư pháp trước khi quỹ phục hồi châu Âu rót hỗ trợ cho nước này.

Thủ tướng Rutte cho biết: "Chúng ta phải cứng rắn, nhưng câu hỏi là làm thế nào chúng ta làm được. Sự độc lập của tư pháp Ba Lan là vấn đề then chốt chúng ta phải thảo luận".

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với Thủ tướng Ba Lan về những quan ngại liên quan phán quyết của tòa án tối cao Ba Lan, đồng thời hối thúc ông Morawiecki thảo luận với Ủy ban châu Âu (EC) để tìm ra một giải pháp thích hợp với những nguyên tắc của châu Âu.

Thủ tướng Ireland Michael Martin lại bày tỏ sự thất vọng với phán quyết của tòa án tối cao Ba Lan khi nói: "Chúng tôi có quan hệ song phương tốt với Ba Lan, nhưng chúng tôi tin rằng, tính ưu việt của luật pháp EU và Tòa án Tư pháp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công dân trên khắp châu Âu".

Tuy nhiên, Ba Lan cũng nhận được sự ủng hộ của Hungary khi Thủ tướng Viktor Orban cho rằng, một “cuộc săn phù thủy đang diễn ra nhằm chống lại Ba Lan ở châu Âu”.

Về phía Đức, Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi các quốc gia thành viên EU đối thoại với Ba Lan nhằm giải quyết những tranh cãi về những khác biệt chính trị.

Bà Merkel nêu rõ: "Luật pháp là trụ cột trung tâm của EU, song mặt khác, chúng ta cũng phải tìm ra cách thức và khả năng để quay lại với nhau”.

Theo nhà lãnh đạo Đức, hàng loạt tranh cãi pháp lý được đưa ra trước Tòa án Công lý châu Âu không phải là giải pháp cho vấn đề - ám chỉ đến hành động pháp lý mà EC chuẩn bị khởi kiện Ba Lan.

Vấn đề luật pháp của Ba Lan là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 21/10 khi EC bày tỏ quan ngại ngày càng lớn về sự độc lập tư pháp của Warsaw.

Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn khi Tòa án Hiến pháp Ba Lan ra phán quyết cho rằng, một số yếu tố của luật pháp EU không phù hợp với Hiến pháp Ba Lan.

Ba Lan có thể sẽ phải đối mặt với các hình phạt tài chính liên quan vấn đề trên, trong đó, Pháp và Hà Lan đặc biệt phản đối EU chuyển tiền cho các chính phủ giảm thiểu những nguyên tắc dân chủ và nhân quyền, như ở Hungary và Ba Lan.

EC trước đó tạm thời ngăn chặn kế hoạch rót cho Ba Lan 57 tỷ Euro (khoảng 66 tỷ USD) từ quỹ khẩn cấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế của các quốc gia thành viên EU phục hồi sau đại dịch Covid-19.


Việt Hà

Thei Baoquocte

undefined