Tin tức

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Tình hình tài chính của nhiều nước Đông Nam Á xấu đi do phải tung tiền hỗ trợ kinh tế

12:00 | 22/09/2021

Nhà đầu tư thường bán đồng nội tệ của những nước mà chính phủ có xu hướng nới lỏng các quy định liên quan đến tài khóa.

Chính phủ các nước Đông Nam Á hiện đang áp dụng những biện pháp bất thường để ngăn ngân sách nhà nước suy giảm quá sâu do phải đưa ra nhiều chương trình giải cứu trong bối cảnh đại dịch căng thẳng, điều này khiến không ít chuyên gia dự báo về khả năng các đồng nội tệ trong khu vực sẽ có thể bị bán tháo, theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.
Vào ngày thứ Hai, chính quyền Thái Lan đã quyết định nâng trần nợ công từ 60% lên 70% GDP. Kinh tế Thái Lan đã không ngừng đi xuống sau khi chính phủ Thái Lan áp dụng biện pháp chặt chẽ hơn với hoạt động kinh tế tại thủ đô Bangkok và nhiều khu vực xung quanh.
Bộ trưởng Tài chính Thái Lan, ông Arkhom Termpittayapaisith, tuyên bố động thái mới nhất sẽ giúp chính phủ có khả năng đưa ra thêm các biện pháp kích thích tài khóa.
Cho đến hiện tại, chính phủ Thái Lan đã cung cấp các khoản vay tổng số 1,5 nghìn tỷ bath tương đương 44,9 tỷ USD nhằm hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Kết quả, nợ công dự kiến sẽ lên mức 58,8% GDP ở thời điểm cuối tháng này.
Tại Indonesia, chính phủ sẽ mở rộng ngân sách hỗ trợ cho kinh tế phục hồi lên 744,7 nghìn tỷ bath tương đương 52,2 tỷ USD từ mức 699 nghìn tỷ bath. Các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng khôi phục lại nền kinh tế với mục tiêu GDP Thái lan có thể tăng trưởng được từ 3,7% đến 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế Thái Lan suy giảm trong năm 2020.
Để có tiền cho các chương trình hỗ trợ kinh tế, ngân hàng trung ương Indonesia vào cuối tháng 8 đã có thể mua vào 439 nghìn tỷ rupiah tương đương 30,8 tỷ USD trái phiếu chính phủ Indonesia tính đến năm 2022.
Trong khi đó lại Malaysia, nơi tập trung rất nhiều ca nhiễm COVID-19 tại Đông Nam Á, chính phủ Malaysia vào cuối tháng 8/2021 đã nâng dự báo triển vọng thâm hụt ngân sách/GDP lên mức từ 6,5% đến 7% từ mức 5,4%.
Chính phủ Malaysia mới đây đã thông báo gói kích thích kinh tế trị giá 150 tỷ ringgit tương đương 35,7 tỷ USD trong nỗ lực giảm thiểu tác động của các biện pháp hạn chế đi lại lên các doanh nghiệp. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Malaysia nhiều khả năng sẽ tương đương với mức 6,7% vào năm 2009 trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tỷ lệ nợ/GDP tại Malaysia hiện đang gần lên sát mức 60%.
Chính phủ trung ương Malaysia cũng đã có kế hoạch nâng tỷ lệ trần nợ công lên 65%.
Các diễn biến mới nhất tại Đông Nam Á đã làm u ám đi triển vọng phục hồi kinh tế. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế xuống ngưỡng 4% từ mức 4,4% trước đó.
Dù rằng tình trạng tài chính công suy yếu là vấn đề chung mà các nước phát triển và đang phát triển đang đối mặt, các nền kinh tế tại khu vực Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào vay nợ nước ngoài. Không chỉ vậy, nhà đầu tư thường bán đồng nội tệ của những nước mà chính phủ có xu hướng nới lỏng các quy định liên quan đến tài khóa.
Tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP tại Indonesia và Thái Lan ước tính lần lượt 37% và 34%, theo số liệu năm 2019 của Ngân hàng Thế giới (WB).
Chính quyền các nước Đông Nam Á hiện đang đương đầu với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ cần phải chi tiêu thêm để hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng cùng lúc vẫn phải chịu nhiều hạn chế. Việc thiếu kiểm soát chặt chẽ vấn đề tài khóa sẽ có thể khiến cho rủi ro suy giảm tiền tệ tăng lên.

TRUNG MẾN

Theo Bizlive

undefined