Tin tức

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Kinh tế Đông Nam Á đối diện với quá nhiều rủi ro trong năm 2019

12:00 | 10/12/2018

Có thể khẳng định rằng tình trạng đối đầu giữa hai nền kinh tế sẽ vẫn là một trong những rủi ro lớn nhất đối với các nền kinh tế Đông Nam Á trong năm sau.

Kinh tế Đông Nam Á đối diện với quá nhiều rủi ro trong năm 2019

Ảnh: AP

Khoảng thời gian “đình chiến” kéo dài 90 ngày mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khiến thế giới “thở phào”, thế nhưng có thể khẳng định rằng tình trạng đối đầu giữa hai nền kinh tế sẽ vẫn là một trong những rủi ro lớn nhất đối với các nền kinh tế Đông Nam Á trong năm sau, theo dự báo của nhiều ngân hàng tại châu Á, Mỹ và châu Âu.

Theo báo Nikkei, GDP của phần lớn các nền kinh tế khu vực trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9/2018 tăng trưởng chậm lại do chịu tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại. Tăng trưởng GDP của 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á giảm xuống mức 4,5% từ mức 5,5% của quý trước đó.

Bank of America Merilly Lynch đã dự báo tình trạng suy giảm của nền kinh tế sẽ vẫn tiếp diễn tại 5 nước bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, tốc độ tăng trưởng của nhóm này sẽ chỉ còn 4,8% trong năm 2019, thấp hơn so với mức 5,0% vào năm 2018 và 5,1% vào năm 2017.

Chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực Đông Nam Á tại Bank of Ameria Merrill Lynch, ông Mohamed Faiz Nagutha, nhận xét: “Danh sách những yếu tố rủi ro quá nhiều, khó có thể kể hết được”. Trong số những trở ngại mà ông nói tới bao gồm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chamamaj lại và khả năng Fed sẽ nâng lãi suất với tần suất nhiều hơn so với kỳ vọng của thị trường.

Phía ngân hàng Mỹ vẫn tin rằng Washington và Bắc Kinh sẽ giải quyết được những khác biệt. Quý 4 /2018 và quý 1/2019 sẽ là khoảng thời gian kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu nhất, sau đó kinh tế Trung Quốc sẽ bắt đầu hồi phục trong nửa sau của năm 2019, theo khẳng định của ông Nagutha. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Á.

Trưởng bộ phận chiến lược tại ngân hàng OCBC ở Singapore, bà Selena Ling, vào đầu tuần này nhấn mạnh rằng rủi ro lớn nhất đối với Đông Nam Á sẽ vẫn tiếp tục là vấn đề bảo hộ thương mại.

Dù căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã nguội đi phần nào, nhiều rủi ro trung hạn vẫn còn tồn tại ví như sáng kiến trong ngành sản xuất Trung Quốc có tên “Made in China” 2025 và việc cạnh tranh ngày một tăng cao giữa hai nước trong các ngành công nghệ cao sẽ không sớm qua đi.

Bà cũng chỉ ra rằng hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Bueno Aires năm nay là hội nghị đầu tiên không đưa ra tuyên bố chung chống lại hoạt động bảo hộ do có nguyên nhân từ sự phản đối của phía Mỹ.

Dù vậy, thị trường chứng khoán tại các nước mới nổi châu Á dự kiến sẽ vẫn tăng trưởng tốt trong năm sau sau khi khó khăn trong năm 2018. Trưởng bộ phận đầu tư tại châu Á – Thái Bình Dương của Credit Suisse khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông John Woods, nhận xét cổ phiếu của nhóm thị trường mới nổi hiện vẫn khá rẻ.

 


TRUNG MẾN

Theo Bizlive

undefined