Tin tức

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

3 kịch bản của đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc trong tuần này

12:00 | 28/01/2019

Cho đến nay, khi muốn tìm hiểu rằng diễn biến các vòng đàm phán thương mại như thế nào, chỉ có thể nhìn vào những tuyên bố mơ hồ.

3 kịch bản của đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc trong tuần này

Phó Thủ tướng Trung Quốc - ông Lưu Hạc. Ảnh: Bloomberg

Ba kịch bản đàm phán Trung Quốc - Mỹ trong tuần này, theo dự báo của các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg.
Kịch bản cơ bản
Ngay cả nếu Lighthizer và ông Lưu có thể đạt được thỏa thuận trong tuần này, chắc chắn sẽ mất không ít thời gian để chờ nhận được sự phản hồi của cấp trên, và sau đó đến lượt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định xem họ có hài lòng hay không. Không nên kỳ vọng quá nhiều vào thông điệp phát đi từ ông Lưu hay ông Lighthizer, những người hiếm khi công bố thông tin với báo chí về những gì đang diễn ra.
Cho đến nay, khi muốn tìm hiểu rằng diễn biến các vòng đàm phán thương mại như thế nào, chỉ có thể nhìn vào những tuyên bố mơ hồ. Sau cuộc gặp gần nhất tại Bắc Kinh, hai bên chỉ đưa ra những tuyên bố rời rạc.
Phía Mỹ thừa nhận đã có diễn biến tích cực trong nhiều vấn đề ví như việc Trung Quốc mua thêm hàng của Mỹ, tuy nhiên phía Mỹ nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ cần đến sự xác nhận và thực thi rõ ràng.
Cho đến hiện tại, mọi chuyện thực sự cũng khá rõ ràng. Trung Quốc sẽ mua thêm hàng Mỹ. Bắc Kinh cũng sẽ hứa ngừng ăn cắp bản quyền trí tuệ, hai bên cũng đồng ý đưa ra một khung pháp lý nhằm hiện thực hóa những gì đã cam kết.
Nếu các quan chức phát đi thông điệp rằng họ sẽ tiếp tục có vòng đàm phán khác, như vậy đây có thể coi như dấu hiệu hai bên tin rằng sẽ có thể có được một thỏa thuận trước thời điểm ngày 1/3/2019 kể cả nếu họ không thể hoàn tất mọi vấn đề cần đàm phán. Một kịch bản khác cũng có thể xảy ra nếu hai bên đồng ý tiếp tục gặp nhau, đó là tiếp tục kéo dài tình trạng “đình chiến”.
Kịch bản đột phá
Trong khả năng tốt nhất, người Trung Quốc sẽ đến bàn đàm phán với những lời đề nghị về khả năng cải tổ kinh tế tham vọng hơn kỳ vọng.
Điều này sẽ có thể thuyết phục Lighthizer, một người có quan điểm cứng rắn về Trung Quốc từng nói rằng việc đàm phán với Trung Quốc sẽ mất nhiều năm, rằng Trung Quốc thực sự nghiêm túc muốn mở cửa mô hình kinh tế định hướng bởi nhà nước này.
Điều này sẽ đủ cho Tổng thống Trump hay Nhà Trắng có được thỏa thuận về nguyên tắc. Thị trường sẽ tăng điểm trở lại, gạt bỏ đi nhiều tháng căng thẳng về chiến tranh thương mại toàn cầu.
Vấn đề ở chỗ người Trung Quốc sẽ cần phải làm được cho phía Mỹ biết rằng họ thực sự muốn nới lỏng kiểm soát của nhà nước lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới: “Mỹ muốn Trung Quốc thay đổi toàn diện việc quản trị doanh nghiệp. Để làm được điều đó vô cùng khó”.
Kịch bản chia rẽ
Nếu không có bất kỳ tuyên bố nào sau khi các cuộc đối thoại kết thúc, Tổng thống Trump sẽ có thể phát cáu và thể hiện sự bức tức trên Twitter về sự thất bại này.
Trước đây, Tổng thống Trump từng rút khỏi đàm phán. Vào tháng 5/2018, hai nước từng ra tuyên bố chung trong đó Trung Quốc đồng ý tăng mua nông sản và sản phẩm năng lượng Mỹ, Trung Quốc đồng thời thừa nhận tầm quan trọng của bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ. Trong vài ngày, Tổng thống Trump đã không chấp nhận tuyên bố, đồng thời, lôi những nhà đàm phán về,
Nếu lần này Tổng thống Trump phản ứng tương tự, các cuộc đối thoại sẽ đóng băng trong thời gian dài. Diễn biến của các cuộc đối thoại sẽ tùy thuộc khá nhiều vào những chính trị gia có quan điểm cứng rắn trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong đó bao gồm Đại diện Thương mại Mỹ, Tư vấn Nhà Trắng Peter Navarro, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross.
Và nếu cuối cùng họ không thể đi đến sự thống nhất nào, sẽ còn phải chờ rất lâu hai bên mới có lại các nỗ lực ngoại giao song phương.

TRUNG MẾN

Theo Bizlive

undefined