Kinh doanh

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Vietcombank "vác tạ vượt rào" thoái vốn MB, Eximbank

12:00 | 12/12/2018

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa thông báo đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng Quân đội (MB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) xuống dưới 5%, không còn là cổ đông lớn.

Thông báo trên đưa ra sau loạt giao dịch bán cổ phiếu MBB của MB và EIB của Eximbank từ trong tuần tháng 11 vừa qua đến đầu tháng 12 này.

Cụ thể, Vietcombank đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Eximbank từ hơn 8% xuống còn 4,84%; tại MBB từ gần 7% xuống 4,98%.

Các tỷ lệ sau giao dịch đảm bảo tỷ lệ sở hữu của Vietcombank đáp ứng yêu cầu trong Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước, dù đây không phải là sở hữu chéo; qua đó trở thành những khoản đầu tư thông thường của tổ chức tín dụng.

Các tỷ lệ đó cũng cho thấy ngân hàng này chỉ thực hiện thoái một tỷ lệ đủ để giảm sở hữu xuống dưới 5%, đáp ứng quy định. Việc giữ lại tỷ lệ đáng kể, theo giải thích của lãnh đạo Vietcombank trước đây, vì họ xét thấy đầu tư tại MB và Eximbank là những khoản tiềm năng.

Mặt khác, sau khi thực hiện một loạt kế hoạch thoái vốn trong năm 2017 và 2018, Vietcombank "dôi dư" cả về vốn cũng như khoảng trống giới hạn đầu tư theo quy định, từ đó có điều kiện để thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính. Việc giữ lại phần lớn cổ phần tại hai ngân hàng trên hàm ý việc tìm kiếm và thực hiện những khoản đầu tư lớn và mới hiện nay không dễ thực hiện.

Dù chỉ thoái một tỷ lệ không lớn, nhưng lượng cổ phiếu MBB và EIB mà Vietcombank bán khá lớn, (đều trên 40 triệu đơn vị). Trước đó, ngân hàng này đã lần lượt thực hiện đấu giá, nhưng đều không thành công.

Sau khi đấu giá không thành công, Vietcombank thực hiện thoái vốn trực tiếp trên sàn. Khối lượng cần bán nói trên rất lớn so với quy mô giao dịch qua các phiên tại MBB và EIB nhiều phiên trước đó, đặc biệt tại EIB.

Tuy nhiên, như trên, Vietcombank đã "vác tạ vượt rào" xong trong kế hoạch thoái vốn tại MBB và Eximbank. Các giao dịch liên quan cũng diễn ra trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam có quãng diễn biến không nhiều thuận lợi, cả ở thanh khoản và giá các cổ phiếu nói chung.

Đáng chú ý, việc thoái vốn và các giao dịch bán ra đó còn phải "vượt rào", đáp ứng theo mức giá thị trường và đặc biệt là không được bán thấp hơn mức giá định giá các cổ phiếu liên quan, theo định giá của tổ chức độc lập.

Sau những giao dịch này, Vietcombank cơ bản đã thực hiện xong các kế hoạch thoái vốn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng này cũng thu về ước tính khoảng 900 tỷ đồng lãi, được hạch toán vào lợi nhuận năm nay.


Minh Đức

Theo VnEcony

 

undefined