Kinh doanh

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Tàn phá thị trường tài chính, nhưng Covid-19 đang đưa BlackRock thành ông vua mới của phố Wall

12:00 | 26/05/2020

Hầu hết cổ phiếu lớn trong ngành tài chính đều sụt giảm trong năm nay, nhưng BlackRock, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới lại đang phát triển mạnh. Họ có thể trở thành vị mua mới của phố Wall.

Tàn phá thị trường tài chính, nhưng Covid-19 đang đưa BlackRock thành ông vua mới của phố Wall


BlackRock là tập đoàn quản lý đầu tư toàn cầu có trụ sở tại NewYork. Hiện tập đoàn đang hoạt động với 70 văn phòng tại 30 quốc gia với tổng giá trị tài sản quản lý lên tới hơn 7 nghìn tỷ USD (tính đến hết năm 2019).

Dù có tuổi đời khiêm tốn so với các ngân hàng trên thế giới, nhưng tác động của virus Corona đã tạo ra một trật tự mới đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nhóm ngành tài chính nói riêng. Trong khi hầu hết cổ phiếu lớn trong ngành tài chính đều sụt giảm trong năm nay, nhưng BlackRock, nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới lại đang phát triển mạnh. Họ có thể trở thành vị vua mới của phố Wall.

Cổ phiếu của BlackRock (BLK) đã tăng 1% trong năm nay. Con số này nghe dường như chẳng có gì lớn lao, tuy nhiên một mức tăng dù chỉ là nhỏ nhất trong thảm kịch gây ra bởi virus Corona cũng đã là thành tựu. Quỹ SPDR tập trung vào nhóm ngành tài chính (XLF), một quỹ ETF sở hữu hầu hết cổ phiếu của những ngân hàng lớn nhất đã giảm 30% trong năm 2020.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gần đây đã lựa chọn BlackRock để làm đầu mối trong kế hoạch đầu tư vào các quỹ ETF trái phiếu - một động thái đã làm tăng sự chú ý kể từ khi BlackRock điều hành một số quỹ thu nhập cố định (fixed-income) sở hữu những trái phiếu doanh nghiệp có lợi suất cao.

Fed cũng đã cắt giảm lãi suất để đối phó với sự bùng phát của Covid-19 và các nhà đầu tư lo ngại rằng hành động này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận biên trong hoạt động cho vay của các ngân hàng lớn.

Sự chậm lại của các hoạt động sáp nhập hay chào bán lần đầu ra công chúng cũng là tin xấu đối với các ông lớn như: Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Bank of America, Morgan Stanley và Citigroup. Năm cổ phiếu này đồng loạt giảm từ 20% đến 45% trong năm nay.

Nhưng BlackRock vẫn đang thấy nhu cầu rất lớn đối với tổ hợp chứng chỉ quỹ iShare ETF của mình, bất chấp sự hỗn loạn của thị trường.

iShares ETFs đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết

Công ty thông báo trong tháng 4 rằng họ thu hút được dòng tiền ròng lên tới 13,8 tỷ USD vào các chứng chỉ iShare ETF trong quý 1 năm nay. iShare hiện tại đang quản lý 1.850 tỷ USD, tương đường 30% tổng tài sản của BlackRock.

"Hoạt động kinh doanh của ETF ngày một vững mạnh và tạo sức mạnh cho toàn bộ công ty" theo Mac Sykes, nhà phân tích của Gabelli Funds, công ty sở hữu một lượng cổ phần nhỏ tại BlackRock.

Mặc dù việc ngân hàng hàng đầu PNC gần đây đã công bố kế hoạch bán hơn 20% cổ phần lại BlackRock, một bước đi cho thấy dấu hiệu PNC chuẩn bị bước vào một cuộc sáp nhập, BlackRock ngăn cản tác động của công bố này lên giá cổ phiếu bằng cách mua vào cổ phiếu quỹ với giá trị lên tới 1 tỷ USD.

Nhờ đó, BlackRock nổi lên trong nhịp hồi phục của thị trường nhờ việc có thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) cao hơn cùng kỳ (do số lượng cổ phiếu lưu hành giảm xuống).

Cuộc khủng hoảng thị trường gần đây cũng có thể giúp BlackRock, cũng như các nhà quản lý tài sản lớn khác bởi giờ đây Fed đang lên kế hoạch mua các ETF trái phiếu rác như một phần trong những nỗ lực kích thích kinh tế của họ.

Blooomberg đã chỉ ra trong một công bố gần đây rằng BlackRock sẵn sàng tư vấn cho Fed New York về các khoản đầu tư vào ETF mà không thu bất kì khoản phí nào.

Tuy nhiên, BlackRock cũng có thể (phần nào gây tranh cãi) sẽ tạo ra nhiều khoản phí hơn từ các quỹ ETF mà họ phục vụ cho các nhà đầu tư cá nhân - đặc biệt là các quỹ ETF có trách nhiệm xã hội mà Giám đốc điều hành BlackRock, Larry Fink đã cầm trịch thị trường trong nhiều năm qua.

The Institute for Pension Fund Integrity, một công ty theo dõi các quỹ hưu trí của tiểu bang và địa phương, cho biết trong một báo cáo trong tuần này rằng Quỹ năng lượng sạch toàn cầu iShares (ICLN) có tỷ lệ chi phí cao hơn đáng kể so với iShares Core S & P 500 ETF.

Việc chuyển sang thứ gọi là quỹ ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) có thể không chỉ đơn thuần là làm đúng.

"Sự thay đổi ESG của BlackRock thực sự đang tạo ra nhiều tiền hơn cho công ty. Các khoản lương hưu cần được tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận, và cách đi của BlackRock trên thực tế lại khiến các quỹ hưu trí tốn nhiều phí hơn" Institute for Pension Fund Integrity cho biết.

"Theo thời gian, BlackRock sẽ trông giống như một nhà cung cấp chỉ số hiệu quả, có phí thấp nhưng lại là nhà dự báo thu phí cao đối với các xu hướng kinh tế và xã hội với sự thiên vị dành cho các cổ phiếu và trái phiếu đáp ứng xu hướng ESG mới của họ", công ty nói thêm.

Dù vậy, BlackRock đang theo đuổi một xu hướng đã chiếm được tâm trí của nhiều nhà đầu tư có ý thức xã hội.

"Tài sản chảy vào các quỹ tương hỗ ESG và các quỹ ETF đã ổn định trong suốt 5 năm qua trước khi tăng vọt vào năm 2019", Brian Price, người đứng đầu các khoản đầu tư của Commonwealth Financial Network, cho biết.

"Không thực sự có điểm khởi nguồn cho sự đột biến này, nhưng nó đã khiến ngành công nghiệp chú ý. Đầu tư ESG đã phát triển thành thứ gì đó thời thượng và thậm chí đã trở thành một tiêu chí cố định trong việc quản lý đầu tư", Price nói thêm .

Vì vậy, ngay cả khi đầu tư vào ESG không chỉ nhằm mục đích vì xã hội hay cộng đồng, không thể phủ nhận đó là một động thái khôn ngoan và sẽ đem lại nhiều lợi thế cho BlackRock.

Hạ Linh

Theo Nhịp sống kinh tế/CNN

undefined