Kinh doanh

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Nhiều trăn trở trong phát triển kinh tế hợp tác xã

12:00 | 15/10/2019

Phó Thủ tướng đã nêu ra nhiều trăn trở trong phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, trong đó có việc chưa nhận thức đầy đủ về mô hình này.

Nhiều trăn trở trong phát triển kinh tế hợp tác xã


Người nông dân muốn gặp doanh nghiệp phải qua thương lái

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã 2019 được tổ chức vào ngày 14/10, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, nói đến kinh tế tập thể có nhiều loại hình, trong đó có tổ hợp tác, kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) và Liên minh HTX.
Cho đến nay, chúng ta có thể mạnh dạn nói rằng, khu vực kinh tế tập thể thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài. Bằng chứng có số lượng HTX phát triển rất nhanh trong những năm gần đây. Có 57% số HTX trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, tỷ lệ này ở phi nông nghiệp là 50-80%, tuỳ theo từng lĩnh vực.
Tuy nhiên, mục tiêu tỷ trọng của khu vực kinh tế tập thể trong GDP chưa đạt hiệu quả. Nếu như năm 2003, tỷ trọng của khu vực kinh tế tập thể trong GDP là 7,49%, hiện nay chỉ còn 4% GDP.
Nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ trọng ở các khu vực khác như công nghiệp chế biến chế tạo, các ứng dụng dịch vụ tăng trong khi hiệu quả tăng trưởng GDP trong khu vục HTX chỉ bằng 50% các khu vực khác của nền kinh tế. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến GDP của nền kinh tế tập thể ngày càng đi xuống.
Theo TS. Đặng Kim Sơn - Nguyên Viện trưởng chính sách và chiến lược phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT, phong trào HTX thay đổi rất mạnh mẽ, đột phá so với trước đây. Tuy nhiên, so với quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, còn khoảng cách rất lớn.
Hiện nay, ngành nông nghiệp của Việt Nam vẫn sản xuất quy mô lớn, xuất khẩu 40 tỷ USD/năm, nhưng từ người nông dân đến các doanh nghiệp thì qua hàng loạt các thương lái.
"Quá trình phát triển của thị trường Việt Nam bị chia sẻ hàng hoá bên ngoài dẫn đên mô hình nền nông nghiệp gia công, phần chịu đựng nhiều nhất là thiên tai, già hoá xã hội thì bà con nông dân gánh chịu", TS. Sơn nói.
TS. Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng chính sách và chiến lược phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT.
Cần thống nhất nhận thức trong phát triển kinh tế tập thể
Kết luận tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng yêu cầu cần có giải pháp tăng cường thống nhất nhận thức trong phát triển kinh tế tập thể. Cứ nói đến hợp tác là chỉ nghĩ đến nông nghiệp mà không quan tâm đến phi nông nghiệp, nói đến hợp tác chỉ nghĩ đến HTX và Liên minh HTX mà không quan tâm đến tổ hợp tác, đặc biệt nhiều nơi vẫn ám ảnh mô hình HTX kiểu cũ.
Hiện nay, chúng ta có hàng trăm nghìn tổ hợp tác, như vậy là nhận thức chưa đầy đủ. Ngoài ra, Luật HTX 2012 đã mở ra hướng rất rõ, cho phép thành lập doanh nghiệp trong HTX.
Hai là vấn đề xử lý vướng mắc như hiện nay, như nhiều trường hợp HTX nông nghiệp đã ở tình trạng giải thể, phá sản nhưng không thể giải thể được. Lý do là vì những khoản nợ, trong khi về nguyên tắc còn nợ thì không còn chỗ cho các hợp tác xã khác.
"Do đó, cần có cơ chế chính sách thích đáng xử lý tồn đọng để chuyển giao. Như trường hợp những HTX nông thôn chuyển giao lưới điện cho ngành điện nhưng chưa chuyển đổi được vì vướng mắc tài chính", Phó Thủ tướng nói.
Ba là vấn đề chính sách, dù có nhiều chính sách nhưng tại sao không đi vào thực tế. Theo đó, chính sách cần tiệm cận theo nguyên tắc thị trường, tránh Nhà nước buông lỏng nhưng cũng tránh xu hướng chờ đợi Nhà nước mà không có chủ động, tự lực vươn lên, không đúng định hướng thị trường thì không thể thành công.
Phải có tính chất thị trường, tách bạch thế nào là chính sách thương mại, chính sách tài khoá, như Quảng Ninh chỉ hỗ trợ 6% thôi thì đó là trách nhiệm của địa phương, Phó Thủ tướng chỉ ra.
Bốn là tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, nhưng hiện chỉ có Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ NN&PTNT đảm nhiệm.
"Tới đây, cần phải có đầu mối chuyên trách, chịu trách nhiệm về vấn đề này, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan nhà nước thực hiện, gắn với đó địa phương phải củng cố tăng cường quản lý nhà nước", Phó Thủ tướng nói.

Hạ An
Theo Bizlive

undefined